19006172

Quy định về cách tính BHXH 1 lần khi thay đổi hệ số trượt giá mới nhất

Quy định về cách tính BHXH 1 lần khi thay đổi hệ số trượt giá mới nhất

Bữa nay tôi vừa lên cơ quan BHXH để rút tiền BHXH người ta tính có tôi được hơn 50 triệu mà bạn tôi làm cùng công ty cũng có thời gian đóng giống tôi nhưng đợt đầu tháng 1 có đi rút lại nhận được ít tiền hơn. Tôi có hỏi thì người ta bảo do tháng 2 này được áp dụng bảng hệ số trượt giá mới như vậy có đúng không ạ. Ngoài việc dùng để tính tiền BHXH một lần thì hệ số này có dùng để tính gì nữa không?



VIDEO: TIỀN TRƯỢT GIÁ BHXH 1 LẦN, TẠI SAO NGƯỜI CÓ NGƯỜI KHÔNG

 

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi quy định về cách tính BHXH 1 lần khi thay đổi hệ số trượt giá mới nhất của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, quy định về cách tính BHXH 1 lần khi thay đổi hệ số trượt giá mới nhất

Căn cứ vào Điều 2 và điều 3 Thông tư 23/2020/TT-BLĐTBXH quy định về bảng hệ số trượt giá khi tính tiền BHXH một lần như sau:

“Điều 2. Điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội

1. Tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này được điều chỉnh theo công thức sau:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm

=

Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm

x

Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng

Trong đó, mức điều chỉnh tin lương đã đóng bảo him xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 1 dưới đây:

Bảng 1:

Năm

Trước 1995

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Mức điều chỉnh

5,01

4,25

4,02

3,89

3,61

3,46

3,52

3,53

3,40

3,29

3,06

2,82

2,62

2,42

Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

2021

Mức điều chỉnh

1,97

1,84

1,69

1,42

1,30

1,22

1,18

1,17

1,14

1,10

1,06

1,03

1,00

1,00

Điều 3. Điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội

1. Thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư này được điều chỉnh theo công thức sau:

Thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sau điều chỉnh của từng năm

=

Tổng thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm

x

Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng

Trong đó, mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 2 dưới đây:

Bảng 2 :

Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Mức điều chỉnh

1,97

1,84

1,69

1,42

1,30

1,22

1,18

Năm

2015

2016

2017

2018

2019

2020

2021

Mức điều chỉnh

1,17

1,14

1,10

1,06

1,03

1,00

1,00

Đồng thời, căn cứ tại Điều 4 Thông tư 23/2020/TT-BLĐTBXH như sau:

“Điều 4. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2021; các quy định tại Thông tư này áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.”

Như vậy, theo quy định, từ ngày 15/02/2021 thì Thông tư 23/2020/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội (hay còn được gọi là hệ số trượt giá) sẽ chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên, các quy định tại Thông tư này áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021. Vì thế, trường hợp bạn hồi đầu tháng 1/2021 có đi nhận BHXH một lần nhưng chưa được nhận tiền bù trượt giá thì sau đó sẽ được cơ quan BHXH tính toán và chi trả sau.

BHXH 1 lần khi thay đổi hệ số trượt giá

Hỗ trợ tư vấn Bảo hiểm xã hội một lần trực tuyến 1900 6172

Thứ hai, về vấn đề áp dụng hệ số trượt giá khi hưởng các chế độ BHXH

Căn cứ tại Điều 1 Thông tư 23/2020/TT-BLĐTBXH như sau:

“Điều 1. Đối tượng áp dụng

1. Đối tượng điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 10 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP bao gồm:

a) Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi, hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021.

b) Người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021.

2. Đối tượng điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP là người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021.”

Như vậy, ngoài BHXH một lần thì hệ số trượt giá còn được áp dụng khi tính hưởng các chế độ khác như:

– Hưởng lương hưu;

– Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu;

– Hưởng trợ cấp tuất một lần cho thân nhân khi người lao động qua đời.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề quy định về cách tính BHXH 1 lần khi thay đổi hệ số trượt giá mới nhất.

Nếu còn vướng mắc về vấn đề quy định về cách tính BHXH 1 lần khi thay đổi hệ số trượt giá mới nhất bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn trực tiếp.

Hưởng BHXH 1 lần khi tham gia BHXH tự nguyện có tính tiền trượt giá?

Cách áp dụng hệ số trượt giá khi nhận tiền BHXH một lần

Trả lời

luatannam