Quy định về chuyển tuyến vượt tuyến bảo hiểm y tế năm 2021
Chào tổng đài tư vấn! Cho mình hỏi thế nào bị coi là chuyển tuyến vượt tuyến thế ạ? Cám ơn các bạn đã đọc và giải đáp! Mong sớm nhận được phản hồi!
- Mổ cấp cứu trái tuyến có được hưởng bảo hiểm y tế không?
- Quy định về giấy chuyển tuyến khi khám,chữa bệnh trái tuyến
- Khám chữa bệnh trái tuyến thì được hưởng bảo hiểm y tế như thế nào?
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ Khoản 1 Điều 5 Thông tư 14/2014/TT-BYT quy định như sau:
“Điều 5. Điều kiện chuyển tuyến
5. Các trường hợp chuyển người bệnh theo đúng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này được coi là chuyển đúng tuyến. Các trường hợp chuyển người bệnh không theo đúng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này được coi là chuyển vượt tuyến.”
Theo đó, các trường hợp được coi là chuyển tuyến vượt tuyến bao gồm:
– Trường hợp chuyển từ tuyến dưới lên tuyến trên:
+) Bệnh không phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; hoặc bệnh phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; nhưng do điều kiện khách quan, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó không đủ điều kiện để chẩn đoán và điều trị;
+) Căn cứ vào danh mục kỹ thuật đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt; nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên liền kề không có dịch vụ kỹ thuật phù hợp; thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến dưới được chuyển lên tuyến cao hơn;
Trước khi chuyển tuyến, người bệnh phải được hội chẩn và có chỉ định chuyển tuyến (trừ phòng khám và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến 4).
– Trường hợp chuyển từ tuyến trên về tuyến dưới:
Khi người bệnh đã được chẩn đoán, được điều trị qua giai đoạn cấp cứu, xác định tình trạng bệnh đã thuyên giảm, có thể tiếp tục điều trị ở tuyến dưới.
Dịch vụ tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
– Trường hợp chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng tuyến:
+) Bệnh không phù hợp với danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; hoặc bệnh phù hợp với danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; nhưng do điều kiện khách quan cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không đủ điều kiện chẩn đoán và điều trị;
+) Bệnh phù hợp với danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng tuyến dự kiến chuyển đến; đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt.
– Trường hợp chuyển tuyến giữa các địa bàn giáp ranh để bảo đảm điều kiện thuận lợi cho người bệnh:
Việc chuyển tuyến này được Giám đốc các Sở Y tế quy định cụ thể.
Trên đây là bài viết về vấn đề Quy định về chuyển tuyến vượt tuyến bảo hiểm y tế năm 2021. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết khác tại:
Đi khám chữa bệnh trái tuyến thì mức hưởng BHYT như nào?
Nhập viện đi vào phòng cấp cứu có được coi là đi trái tuyến không?
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn trực tiếp.
- Điều kiện đối với thân nhân để được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng
- Mức thanh toán lại chi phí điều trị khi không trình được thẻ BHYT
- Có được hỗ trợ học nghề khi đang chờ quyết định hưởng TCTN không?
- Mức hưởng BHYT đối với người hiến thận là bao nhiêu?
- Hưởng chế độ thai sản khi đóng BHXH ngắt quãng đối với lao động nữ