Quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình
Tôi xin có câu hỏi về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình. Theo thông tin tìm hiểu qua internet tôi được biết đối tượng tham gia bao gồm các thành viên thuộc sổ hộ khẩu hoặc sổ KT3 (sổ tạm trú). Cơ sở của tôi thuộc Tôn giáo, có sổ KT3 vậy có được tham gia theo chế độ giảm % từ người thứ 2 trong sổ không? Năm trước cơ sở tôi mua bảo hiểm và được giảm trừ %. Nhưng năm nay cơ quan chức năng tại địa phương trả lời là không được; vì theo công văn hướng dẫn chỉ áp dụng cho sổ hộ khẩu. Xin chân thành cảm ơn!
- Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình
- Mở rộng đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP
- Có sổ tạm trú thì có đăng ký mua BHYT được không?
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi của bạn về Quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định:
“Điều 5. Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình
1. Người có tên trong sổ hộ khẩu, trừ những người thuộc đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này.
2. Người có tên trong sổ tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3 , 4 và 6 Nghị định này và đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều này.”
Như vậy, theo quy định pháp luật hiện hành thì toàn bộ những người có tên trong sổ hộ khẩu và sổ tạm trú thuộc đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình, trừ những người đã có thẻ bảo hiểm y tế theo đối tượng khác.
Bên cạnh đó, theo điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì:
“Điều 7. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
1. Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng được quy định như sau:
e) Mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm này được thực hiện khi các thành viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính.”
Như vậy, khi tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình, mức đóng bảo hiểm của bạn sẽ được giảm dần dựa vào số người tham gia. Cụ thể như sau:
+ Người thứ nhất sẽ phải đóng với mức 4,5% mức lương cơ sở (mức lương cơ sở thời điểm hiện tại là 1.490.000 đồng), tương đương 804.600 đồng;
+ Người thứ 2 đóng với mức 70% của người thứ nhất tương đương 563.220 đồng;
+ Người thứ 3 đóng với mức 60% của người thứ nhất tương đương với 482.760 đồng;
+ Người thứ 4 đóng với mức 50% của người thứ nhất, tương đương với 405.300 đồng;
+ Người thứ 5,6,7… đóng với mức 40% của người thứ nhất tương đương với 321.840 đồng.
Luật sư tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Kết luận:
Như vậy, trong trường hợp của bạn, Ủy ban nhân dân địa phương bạn trả lời như vậy là không đúng. Chỉ cần có sổ tạm trú là bạn có thể tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình. Khi tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình, mức đóng bảo hiểm của bạn sẽ được giảm dần dựa vào số người tham gia.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Mức hưởng bảo hiểm y tế hộ gia đình là bao nhiêu?
Trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc về Quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Những loại giấy tờ chứng minh việc chấm dứt HĐLĐ để hưởng TCTN
- Cần giấy ra viện xác nhận đã hiến thận khi đi khám chữa bệnh không?
- NLĐ có thể huỷ quá trình tham gia BHXH được không?
- Cách tính tiền BHXH lao động nữ được hưởng khi sinh con năm 2023
- Hướng dẫn gia hạn thẻ BHYT trong thời gian cách ly xã hội do dịch Covid