Quy định về hình thức giấy chứng nhận nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội
Xin chào Tổng đài tư vấn, cho tôi hỏi về hình thức giấy chứng nhận nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội. Tôi bị tai nạn lao động khi trên đường đi làm về tại Quận Bình Thạnh. Tôi nhập viện và phải phẫu thuật mổ ghép đinh 6 tháng trước. Sau đó, tôi đi mổ lại để tháo nẹp đinh. Tôi được bệnh viện cho giấy nghỉ ngoại trú hưởng BHXH. Khi tôi mang giấy nghỉ ngoại trú về công ty nộp để được hưởng quyền lợi từ BHXH và bảo hiểm tai nạn.
Do giấy xác nhận nghỉ hưởng BHXH không được đóng dấu tròn, mà chỉ đóng dấu vuông của Khoa. Cán bộ văn phòng yêu cầu tôi đi photo công chứng giấy này. Nhưng bên công chứng không công chứng cho tôi. Vì họ chỉ công chứng khi có dấu tròn. Khi tôi báo lại với cán bộ văn phòng là không photo được. Thì họ bảo vậy tôi chỉ được hưởng BHXH, không được hưởng bảo hiểm 24h nữa. Nếu vậy thì tôi sẽ bị mất 7 ngày hưởng lương 24h. Xin cảm ơn!
- Thời hạn của giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH khi mắc bệnh dài ngày
- Cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm khi mắc bệnh dài ngày
- Đóng dấu trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Với câu hỏi của bạn về hình thức giấy chứng nhận nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội; Tổng đài tư vấn xin tư vấn như sau:
Căn cứ theo Công văn 155/BHXH-CĐ quy định về chữ ký và đóng dấu mà cơ sở khám chữa bệnh cần lưu ý:
“2. Nội dung Xác nhận chữ ký của Y, bác sỹ phía dưới bên trái mẫu GCN là chữ ký, họ tên của lãnh đạo phụ trách y, bác sỹ tại nội dung 1 công văn này và đóng dấu (sử dụng con dấu của bệnh viện hoặc các khoa khám, chữa bệnh hoặc phòng Kế hoạch – Tổng hợp).”
Bên cạnh đó căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định 96/2015/NĐ-CP như sau:
“Điều 12. Số lượng, hình thức, nội dung mẫu con dấu của doanh nghiệp
2. Mẫu con dấu doanh nghiệp được thể hiện dưới một hình thức cụ thể (hình tròn, hình đa giác hoặc hình dạng khác). Mỗi doanh nghiệp có một mẫu con dấu thống nhất về nội dung, hình thức và kích thước.”
Như vậy, theo quy định trên thì mẫu con dấu của đơn vị có thể dưới một trong các hình thức là hình tròn, hình đa giác hoặc hình khác. Bên cạnh đó, nội dung xác nhận chữ ký của Y, bác sỹ phía dưới bên trái mẫu GCN là chữ ký, họ tên của lãnh đạo phụ trách y, bác sỹ và đóng dấu (sử dụng con dấu của bệnh viện hoặc các khoa khám, chữa bệnh hoặc phòng Kế hoạch – Tổng hợp).
Như vậy, con dấu sử dụng trên giấy chứng nhận nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội phải là dấu của cơ ở khám chữa bệnh hoặc các khoa khám, chữa bệnh hoặc phòng Kế hoạch – Tổng hợp.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Kết luận:
Như vậy, trong trường hợp trên giấy xác nhận nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội của bạn có dấu vuông của Khoa khám, chữa bệnh là đã hợp lệ. Do đó, bạn đủ điều kiện để hưởng chế độ ốm đau. Về vấn đề hưởng bảo hiểm 24h là bảo hiểm tư nhân. Bạn vui lòng liện hệ trực tiếp đến công ty bảo hiểm đó để được biết thêm thông tin.
Trên đây là bài viết về vấn đề quy định về hình thức giấy chứng nhận nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Chữ ký trong giấy chứng nhận nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội?
Quy định của pháp luật về giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH
Trong quá trình giải quyết nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được giải đáp trực tiếp.
- Đi làm sớm khi nghỉ sẩy thai có được nghỉ hưởng chế độ dưỡng sức?
- Đóng BHXH tự nguyện, khi chết thân nhân được hưởng chế độ gì?
- Điều kiện để hưởng lương hưu của lao động nữ khi 45 tuổi
- Công an mắc bệnh dài ngày thì được nghỉ hưởng chế độ ốm đau bao nhiêu ngày?
- Thời điểm nộp và thời hạn giải quyết hồ sơ nhận tiền BHXH một lần