Quy định về thủ tục để nhận bảo hiểm xã hội một lần
Tôi chuẩn bị làm hồ sơ để nhận tiền BHXH 1 lần, nhưng khi nhận sổ BHXH về thì tôi mới thấy là họ và tên của tôi trong sổ BHXH khác với họ và tên trong Chứng minh thư nhân dân, nhưng họ và tên trong sổ BHXH lại trùng khớp với họ và tên trong giấy khai sinh. Giờ tôi đi làm thủ tục cấp lại sổ BHXH để họ và tên của tôi được trùng với chứng minh thư được không? Nó có ảnh hưởng gì đến quyền lợi hưởng BHXH 1 lần của tôi không? Và cho tôi hỏi 1uy định về thủ tục để nhận bảo hiểm xã hội một lần như thế nào?
- Có phải cấp lại sổ BHXH khi bị sai thông tin cá nhân
- Thủ tục nhận tiền BHXH một lần quy định thế nào năm 2020
Tư vấn Bảo hiểm xã hội trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, phải làm thế nào khi thông tin trên sổ BHXH khớp với giấy khai sinh nhưng không khớp với CMND
Căn cứ khoản 2 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH về việc cấp lại sổ bảo hiểm xã hội do sai thông tin trên sổ như sau
“2. Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH
2.1. Thành phần hồ sơ
a) Người tham gia
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
– Hồ sơ kèm theo (Mục 3,4 Phụ lục 01).
b) Đơn vị: Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
2.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.”
Bên cạnh đó, căn cứ tại Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 6. Giá trị pháp lý của Giấy khai sinh
2. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.
3. Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.”
Như vậy, theo trường hợp của bạn, sổ BHXH đúng với giấy khai sinh nhưng họ và tên trên CMND lại không giống với giấy khai sinh. Chính vì vậy, bạn cần đi đổi chứng minh nhân dân và để thông tin trên sổ BHXH, trên giấy khai sinh và trên thẻ chứng minh trùng khớp thì quyền lợi BHXH của bạn sau này mới có thể được giải quyết dễ dàng
Thứ hai, quy định của pháp luật về thủ tục để hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Hồ sơ: Căn cứ Điều 6 Quyết định 166/QĐ-BHXH quy định như sau:
“a) Trường hợp hưởng BHXH một lần.
a1) Sổ BHXH.
a2) Đơn đề nghị theo mẫu số 14-HSB.
а3) Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:
– Hộ chiếu do nước ngoài cấp.
– Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài.
– Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp….”
Như vậy, sau 01 năm nghỉ việc thì hồ sơ đề nghị hưởng BHXH một lần mà bạn cần chuẩn bị gồm có:
– Sổ BHXH.
– Đơn đề nghị theo mẫu số 14-HSB.
Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị thêm chứng minh nhân dân/ căn cước công dân và sổ hộ khẩu/sổ tạm trú.
Thời hạn giải quyết hồ sơ: Theo quy định tại Điều 110 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
“4. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người hưởng lương hưu hoặc trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội một lần, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”
Như vậy, theo quy định trên trong thời hạn 10 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ của bạn, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết và thực hiện chi trả cho bạn. Thời gian này không bao gồm ngày nghỉ hàng tuần, nghỉ lễ, nghỉ tết.
Nơi nộp hồ sơ: Căn cứ theo Điểm 1.1.3 khoản 1 Điều 2 Quyết định 166/QĐ-BHXH quy định:
“1. Phân cấp giải quyết hưởng các chế độ BHXH
1.2. BHXH huyện
1.2.3. Lập danh sách chi trả chế độ BHXH một lần do BHXH huyện chi trả; danh sách chi trả chế độ BHXH một lần do BHXH huyện giải quyết chuyển cơ quan Bưu điện chi trả; danh sách hỗ trợ ĐTKNN theo phân cấp thu.“
Như vậy, bạn nộp hồ sơ hưởng BHXH một lần tại cơ quan BHXH huyện nơi bạn thường trú để được hưởng BHXH một lần.
Nếu còn vướng mắc xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
Có bị xử phạt khi báo tăng lao động chậm 2 tháng so với quy định?
Thực hiện báo tăng BHXH cho người lao động mới vào doanh nghiệp
- Đổi sổ BHXH trong trường hợp bị sai ngày sinh như thế nào?
- Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp thì có được hưởng BHYT
- Có được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ khám giám y khoa để nghỉ hưu?
- Điều kiện để xin giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm
- Xác định tiền lương làm căn cứ hưởng chế độ thai sản