Thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội
Quy định về thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội. Hiện em đang có hai sổ bảo hiểm xã hội với khoảng thời gian đóng sổ 1 là từ tháng 1/2012 – 12/2014; sổ thứ 2 em tham gia bảo hiểm từ tháng 1/2015 đến hiện tại. Theo như được biết em phải gộp lại thành một sổ duy nhất.
Vậy, thủ tục gộp sổ bảo hiểm được tiến hành như thế nào? Giờ em vẫn đang làm việc tại công ty thì gộp sổ xong có nhận được BHXH một lần với thời gian trước đó không? Theo dự kiến của bác sĩ ngày 30/1 tới đây em sinh bé thì có được hưởng chế độ thai sản không ạ và em sẽ được chế độ gì?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi quy định về thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội tới Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, Quy định về thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội
Căn cứ theo quy định tại Khoản 72 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 như sau:
“2. Gộp sổ BHXH và hoàn trả
Trường hợp một người có từ 2 sổ BHXH trở lên đề nghị gộp sổ BHXH, cán bộ Phòng/Tổ cấp sổ, thẻ thực hiện kiểm tra, đối chiếu nội dung đã ghi trên các sổ BHXH và cơ sở dữ liệu; lập Danh sách đề nghị gộp sổ BHXH (Mẫu C18-TS) chuyển cán bộ Phòng/Tổ quản lý thu thực hiện:
+ Trường hợp thời gian đóng BHXH trên các sổ BHXH không trùng nhau: Thực hiện gộp quá trình đóng BHXH của các sổ BHXH trên cơ sở dữ liệu; hủy mã số sổ BHXH đã gộp.
+ Trường hợp thời gian đóng BHXH trên các sổ BHXH trùng nhau: lập Quyết định hoàn trả (Mẫu C16-TS) để hoàn trả cho người lao động theo quy định tại Điểm 2.3 Khoản 2 Điều 43.”
Theo quy định trên, mỗi người lao động chỉ được phép có một sổ BHXH, trường hợp một người có từ 02 sổ trở lên mà thời gian tham gia BHXH không trùng nhau thì phải làm thủ tục gộp sổ BHXH. Do đó, trong trường hợp này, bạn có 02 sổ bảo hiểm xã hội mà thời gian đóng không trùng nhau nên bạn phải thực hiện thủ tục gộp sổ.
Hồ sơ cần chuẩn bị những giấy tờ quy định tại Khoản 2 Điều 27 Quyết định 595/QĐ- BHXH như sau:
“Điều 27. Cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH, thẻ BHYT
2. Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH
2.1. Thành phần hồ sơ
a) Người tham gia
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
– Hồ sơ kèm theo (Mục 3,4 Phụ lục 01).
b) Đơn vị: Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).”
Theo đó, bạn cần nộp các giấy tờ sau để công ty tiến hành gộp sổ bảo hiểm:
- Tờ khai TK1-TS được ban hành mới nhất kèm theo Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020.
- 2 sổ bảo hiểm xã hội của bạn.
Công ty sẽ lập bảng kê thông tin theo mẫu D01-TS để làm căn cứ gộp sổ bảo hiểm xã hội cho bạn.
Thời gian thực hiện tối đa là 10 ngày, trường hợp phức tạp cần phải xác minh thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết theo Khoản 2 Điều 29 Quyết định 595/QĐ-BHXH.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Không gộp sổ có ảnh hưởng tới việc hưởng chế độ bảo hiểm?
Thứ hai, về việc hưởng BHXH một lần khi vẫn đang làm việc
Căn cứ Khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định:
“Điều 8. Bảo hiểm xã hội một lần
1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;
c) Ra nước ngoài để định cư;
d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;”
Như vậy, theo quy định nêu trên thì người lao động đã nghỉ việc ở công ty mới được nhận BHXH một lần. Trường hợp bạn đang làm việc thì không được giải quyết nhận BHXH một lần.
Dịch vụ tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Thứ ba, về vấn đề hưởng thai sản của bạn
Căn cứ Khoản 1 và Khoản 2 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi”.
Bạn cho biết bạn dự sinh vào ngày 30/1/2021. Căn cứ Khoản 1 Điều 9 Thông tư 59/2015-TT-BLĐTBXH về cách xác định 12 tháng trước khi sinh thì dù tháng 1/2021 bạn có đóng BHXH hay không bạn cũng đã đóng đủ 6 tháng BHXH bắt buộc trong 12 tháng trước khi sinh. Vì vậy bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản.
Thứ tư, về chế độ bạn được hưởng
Căn cứ Khoản 1 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
“Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng”.
Như vậy, bạn sẽ được nghỉ 6 tháng thai sản. Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản (Điểm a Khoản 1 Điều 39).
Trên đây là bài viết về vấn đề quy định về thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, bạn còn được nhận trợ cấp một lần khi sinh con; bạn vui lòng tham khảo bài viết: Mức trợ cấp một lần khi sinh con là bao nhiêu?
Nếu còn vướng mắc về quy định về thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn bảo hiểm xã hội 24/7: 1900.6172 để được tư vấn.
-> Có được hoàn trả tiền đóng bảo hiểm ở sổ thứ hai khi gộp sổ?
- Người lao động mắc bệnh lao phổi có được nghỉ ốm đau hay không?
- Làm việc 14 ngày trở lên có được đóng bảo hiểm xã hội?
- Hưởng chế độ thai sản khi đặt vòng tránh thai thì cần phải nộp giấy tờ gì?
- Quyền lợi của người lao động được hưởng khi bị tai nạn lao động
- Có được nộp hồ sơ để hưởng TCTN trong thời gian tạm hoãn HĐLĐ?