Quy định về xác định ngày nghỉ hưởng chế độ ốm đau khi con bị ốm
Quy định về xác định ngày nghỉ hưởng chế độ ốm đau khi con bị ốm? Xin chào chuyên viên tư vấn viên. Cho em hỏi về ngày nghỉ hưởng chế độ ốm đau BHXH: Con em vào viện lúc 23h ngày 22/2 và ra viện lúc 9h ngày 24/2 thì được tính bao nhiêu ngày nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm ạ. Trên tờ giấy ra viện bác sĩ có ghi cho mẹ nghỉ thêm 3 ngày không có dấu đóng trên chữ ghi cho nghỉ 3 ngày của bác sĩ vậy có được tính nghỉ không ạ? Trên tờ giấy vẫn có chữ ký bác sĩ và con dấu của bệnh viện. Em cảm ơn ạ.
- Thời gian hưởng chế độ ốm đau khi có 2 con dưới 7 tuổi bị ốm cùng lúc
- Con không có giấy chứng sinh thì cha có được hưởng chế độ ốm đau không?
- Mất giấy chứng nhận nghỉ ốm BHXH thì có được hưởng chế độ ốm đau không?
Tư vấn chế độ ốm đau:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi của bạn về: Xác định ngày nghỉ hưởng chế độ ốm đau khi con bị ốm hiện nay chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 6, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì:
“Điều 6. Mức hưởng chế độ ốm đau
1. Mức hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 và Điều 27 của Luật bảo hiểm xã hội được tính như sau:
Mức hưởng chế độ ốm đau |
= |
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc |
x 75 (%) x |
Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau |
24 ngày |
– Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì số ngày nghỉ để hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hàng tuần.
Do vậy, trong trường hợp của bạn con bạn vào viện lúc 23h ngày 22/2 và ra viện lúc 9h ngày 24/2 như vậy các ngày nghỉ hưởng chế độ ốm đau sẽ được tính là ngày 23/2 và cả ngày 24/2 nếu như ngày 24/2 đó bạn có nghỉ làm. Còn nếu bạn vẫn đi làm thì bạn sẽ không được tính ngày 24/2 đó và ngày 22/2 do vào viện lúc đó là 23h nên sẽ không được tính là ngày nghỉ hưởng chế độ ốm đau.
Căn cứ theo quy định tại Thông tư 56/2017/TT-BYT thì:
“Hướng dẫn giấy ra viện
III. Phần ghi chú:
Ghi lời dặn của thầy thuốc, Cách ghi lời dặn của thầy thuốc trong một số trường hợp:
– Trường hợp người bệnh cần nghỉ để điều trị bệnh hoặc để ổn định sức khỏe sau khi điều trị nội trú: Ghi rõ số ngày mà người bệnh cần nghỉ để điều trị ngoại trú sau khi ra viện. Việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày.
IV. Ngày, tháng, năm và chữ ký:
– Việc ghi ngày, tháng, năm tại phần chữ ký của Trưởng khoa điều trị phải trùng với ngày ra viện.
– Tại phần “Trưởng khoa”: Trưởng khoa hoặc Phó trưởng khoa ký tên theo quy chế làm việc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
– Tại phần “Thủ trưởng đơn vị”: Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền được ký và đóng dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.”
Tư vấn chế độ ốm đau trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì lời dặn của thầy thuốc chỉ cần ghi rõ số ngày mà người bệnh cần nghỉ để điều trị ngoại trú sau khi ra viện chứ không phải đóng dấu vào phần ghi lời dặn đó. Còn phần đóng dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại phần khác.
Trong trường hợp này của bạn, bác sĩ có ghi lời dặn là cho mẹ nghỉ 3 ngày để chăm sóc con và có dấu của bệnh viện cũng như chữ ký của bác sĩ là đúng với quy định. Do đó bạn sẽ được nghỉ thêm 3 ngày hưởng chế độ ốm đau do con ốm nữa.
Trên đây là toàn bộ bài viết tư vấn về vấn đề: Quy định về xác định ngày nghỉ hưởng chế độ ốm đau khi con bị ốm. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết sau:
Xác định số ngày nghỉ hưởng chế độ ốm đau như thế nào?
Mức hưởng chế độ ốm đau tính theo lương thử việc hay lương chính thức
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc về xác định ngày nghỉ khi con ốm; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn; giải đáp trực tiếp.
- Có được BHYT thanh toán chi phí nhổ răng khôn hay không?
- Nhập khoa cấp cứu điều trị nội trú có được hưởng đúng tuyến không?
- Hưởng TCTN trong khi hưởng chế độ thai sản có được không?
- Đóng bảo hiểm gián đoạn có được hưởng trợ cấp thất nghiệp
- Có được hưởng thai sản trong thời gian nghỉ việc riêng không lương mà sẩy thai?