Quy định về xử phạt khi công ty không đóng bảo hiểm cho người lao động
Chào tổng đài cho tôi hỏi vấn đề về xử phạt khi công ty không đóng bảo hiểm cho người lao động. Mẹ tôi làm cho công ty từ giữa năm 2010 đến bây giờ. Từ 6/2019 đến 12/2020 thì công ty kí hợp đồng 3 tháng 1 lần và trong phần quyền lợi thì có trả cho mẹ tôi 500.000 đồng tiền bảo hiểm vào lương. Từ 2022 thì kí hợp đồng mỗi năm 1 lần và công ty đóng bảo hiểm cho mẹ tôi đến bây giờ.
Hiện giờ bên bảo hiểm xã hội phát hiện công ty không đóng bảo hiểm cho mẹ tôi và 2 trường hợp khác; và truy thu công ty 9 triệu tiền bảo hiểm trong 1 năm rưỡi; và tiền lãi tính đến bây giờ là gần 13 triệu. Công ty yêu cầu mẹ tôi nộp tổng tiền là 22 triệu đồng với lý do là đã trả tiền bảo hiểm cho mẹ tôi trong lương như vậy đúng hay sai? Và hướng giải quyết cho mẹ tôi?
- Điều chỉnh thông tin trên sổ bảo hiểm xã hội
- Cộng nối thời gian khi tham gia bảo hiểm xã hội khi thay đổi việc làm
- Bảo hiểm xã hội trong thời gian tham gia dân quân tự vệ
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Với trường hợp của bạn về xử phạt khi công ty không đóng bảo hiểm cho người lao động; Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;”
Như vậy, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động sẽ thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc.
Ngoài ra, Khoản 1 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 39. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, tham gia không đúng đối tượng hoặc tham gia không đúng mức quy định.”
Theo đó, nếu người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận về việc không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền.
Bên cạnh đó, tại khoản 6 và 10 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt việc người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm bắt buộc cho người lao động.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
10. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động đóng đủ số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp phải đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, 6, 7 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động nộp khoản tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng, chiếm dụng tiền đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội đối với những hành vi vi phạm quy định tại các khoản 5, 6, 7 Điều này từ 30 ngày trở lên.”
Kết luận: Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành; công ty yêu cầu mẹ bạn nộp phạt 22 triệu đồng là sai, mẹ bạn sẽ bị xử phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu có thỏa thuận không tham gia đóng BHXH.
Trong trường hợp này, mẹ bạn có thể khiếu nại đến Giám đốc công ty hoặc Phòng lao động – thương binh và xã hội để được can thiệp giải quyết. Ngoài ra, mẹ bạn cũng có thể khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty đặt trụ sở về mức tiền nộp phạt 22 triệu đồng.
Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết:
- Thủ tục điều chỉnh thông tin của người tham gia đóng bảo hiểm
- Truy thu tiền đóng bảo hiểm xã hội theo quyết định 595/QĐ-BHXH
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc về xử phạt khi công ty không đóng bảo hiểm cho người lao động; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Hồ sơ xin cấp lại thẻ BHYT bị mất theo quyết định mới nhất gồm những gì?
- Thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế khi đi công tác
- Tính BHXH 1 lần khi đóng BHXH 19 năm 7 tháng (số liệu thực)
- Chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp về Nghệ An phải làm thủ tục gì?
- Bảo hiểm y tế khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện