Quy trình lập biên bản điều tra tai nạn lao động chết người
Công ty cho tôi hỏi: Tai nạn lao động chết người thì quy trình lập biên bản điều tra tai nạn lao động thế nào?
- Khi nào công ty phải lập biên bản điều tra tai nạn lao động
- Biên bản điều tra tai nạn lao động được lập như thế nào?
- Phải có biên bản điều tra mới được hưởng chế độ tai nạn lao động
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Với câu hỏi về: Quy trình lập biên bản điều tra tai nạn lao động chết người, Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:
Theo Khoản 2 Điều 35 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định:
“Điều 35. Điều tra vụ tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng
2. Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh có trách nhiệm thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh để tiến hành điều tra tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động làm bị thương nặng từ hai người lao động trở lên, kể cả người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này; điều tra lại vụ tai nạn lao động đã được Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở đã điều tra khi có khiếu nại, tố cáo hoặc khi xét thấy cần thiết.
Thành phần Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh gồm có đại diện của Thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động thuộc cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh làm Trưởng đoàn và các thành viên là đại diện Sở Y tế, đại diện Liên đoàn Lao động cấp tỉnh và một số thành viên khác”.
Bên cạnh đó tại Điều 14 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định về quy trình, thủ tục Điều tra tai nạn lao động của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh:
Khi có tai nạn lao động chết người, Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh có trách nhiệm thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh để tiến hành điều tra tai nạn lao động chết người. Tiếp đó, Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh có trách nhiệm:
+ Thu thập dấu vết, chứng cứ, tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn lao động;
+ Lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn lao động;
+ Đề nghị giám định kỹ thuật, giám định pháp y (nếu xét thấy cần thiết);
+ Phân tích kết luận về: diễn biến, nguyên nhân gây ra tai nạn lao động; kết luận về vụ tai nạn lao động; mức độ vi phạm và đề nghị hình thức xử lý đối với người có lỗi trong vụ tai nạn lao động; các biện pháp khắc phục và phòng ngừa tai nạn lao động tương tự hoặc tái diễn.
+ Lập Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Sau đó, tổ chức buổi hợp và lập Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định này tại cơ sở hoặc tại trụ sở Ủy ban nhân cấp xã nơi xảy ra tai nạn.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động, Đoàn Điều tra tai nạn lao động gửi Biên bản Điều tra tai nạn lao động, Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động tới các cơ quan có thành viên trong Đoàn Điều tra tai nạn lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, người sử dụng lao động và nạn nhân hoặc thân nhân người bị nạn.
Trên đây là bài viết về: Quy trình lập biên bản điều tra tai nạn lao động chết người. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết: Mẫu biên bản điều tra tai nạn lao động của đoàn điều tra cấp cơ sở
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Không còn đóng BHXH có được hưởng chế độ thai sản không?
- Điều kiện khi nghỉ theo dõi dưỡng thai để được hưởng bảo hiểm thai sản
- Thời gian hưởng ốm đau dài ngày khi đóng BHXH 6 tháng mà bị ung thư?
- Mang thai trứng thì được hưởng chế độ thai sản hay chế độ ốm đau?
- Hồ sơ thay đổi nơi KCB ban đầu gồm những giấy tờ gì?