Quyền lợi bảo hiểm y tế cho người cấp cứu trái tuyến
Quyền lợi bảo hiểm y tế cho người cấp cứu trái tuyến? Ba mình mua BHYT tự nguyện và đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ở Bệnh viện huyện Định Quán tỉnh Đồng Nai, về Quảng Ngãi phải cấp cứu bệnh viện Huyện Bình Sơn, sau đó được chuyển lên Bệnh Viện thành phố Quãng Ngãi. Vậy mức hưởng bảo hiểm y tế thế nào?
- Thanh toán chi phí khám chữa bệnh khi cấp cứu tại bệnh viện trái tuyến
- Cấp cứu tại bệnh viện trái tuyến có được chi trả bảo hiểm y tế?
- Mổ cấp cứu trái tuyến có được hưởng bảo hiểm y tế không?
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Trường hợp của bạn về: Quyền lợi bảo hiểm y tế cho người cấp cứu trái tuyến; chúng tôi xin được trả lời bạn như sau:
Theo khoản 6 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP về các trường hợp được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế:
“6. Trường hợp cấp cứu, người tham gia bảo hiểm y tế được đến khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và phải xuất trình các giấy tờ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này trước khi ra viện. Khi hết giai đoạn cấp cứu, người bệnh được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh làm thủ tục chuyển đến khoa, phòng điều trị khác tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó để tiếp tục theo dõi, điều trị hoặc chuyển tuyến đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh.”
Trong trường hợp này bạn nói là ba bạn nhập viện trong tình trạng cấp cứu nhưng không nói rõ có được bác sĩ xác nhận là trường hợp cấp cứu không nên chúng tôi chia thành hai trường hợp như sau:
Trường hợp thứ nhất: Khi được xác định là tình trạng cấp cứu tại bệnh viện Huyện Bình Sơn.
Khi đó, thì bố bạn đi cấp cứu tại bệnh viện này và được chuyển lên Bệnh viện thành phố Quảng Ngãi sẽ được coi là đúng tuyến. Do đó, mức hưởng bảo hiểm y tế của bố bạn khi đi khám chữa bệnh tại hai bệnh viện này là 80% chi phí điều trị được bảo hiểm y tế thanh toán theo điểm đ khoản 1 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2012.
Trường hợp thứ 2: Bệnh viện không xác nhận bố bạn là trường hợp cấp cứu.
Trong trường hợp này ba bạn đăng ký khám chữa bệnh tại bệnh viện huyện Định Quán tỉnh Đồng Nai mà khám chữa bệnh tại bệnh viện huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi thì thuộc trường hợp khám chữa bệnh trái tuyến và mức hưởng theo điểm c Khoản 3 Điều 22 sửa đổi theo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung 2014
“3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016”.
Như vậy, khi điều trị tại bệnh viện huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi là bệnh viện tuyến huyện thì bố bạn vẫn được hưởng 80% chi phí điều trị nằm trong danh mục được bảo hiểm y tế chi trả.
Luật sư tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Vậy nên, dù thuộc trường hợp nào trong 02 trường hợp trên thì khi đi khám, chữa bệnh ở bệnh viện huyện Bình Sơn, sau đó được chuyển lên Bệnh Viện thành phố Quảng Ngãi bố bạn sẽ được hưởng bảo hiểm y tế theo mức hưởng cao nhất là 80% chi phí điều trị ở cả hai bệnh viện này.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Cấp cứu ở bệnh viện tư thì mức hưởng BHYT là bao nhiêu?
BHYT có hỗ trợ phí cấp cứu cho những người tham gia bảo hiểm không?
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc về: Quyền lợi bảo hiểm y tế cho người cấp cứu trái tuyến; vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Sau thử việc chưa muốn đóng bảo hiểm ngay có được không
- Trợ cấp một lần cho trường hợp đóng từ đủ 20 năm bảo hiểm xã hội
- Ngoài nhận lương hưu thì được trợ cấp một lần khi về hưu đúng không?
- Chi trả chế độ khi tham gia cả 2 hình thức BHXH bắt buộc và tự nguyện
- Có rút được tiền BHXH 1 lần khi chỉ đóng được 8 tháng BHXH?