Nội dung câu hỏi:
Tôi muốn hỏi 1 số vấn đề về quyền lợi BHYT khi bị tai nạn lao động! Công ty tôi có người bị tai nạn lao động thì trong thời gian điều trị đó có phải đóng bảo hiểm hay không? Có được BHYT chi trả khi điều trị tai nạn lao động và giám định sức khỏe hay không? Sau đó người này có được bảo hiểm cấp thẻ bảo hiểm y tế cho không? Tôi cám ơn nhiều!
- Chi trả chi phí y tế khi bị tai nạn lao động do lỗi của người lao động
- Bị tai nạn lao động đang nằm viện có được hưởng chế độ ốm đau?
Hỗ trợ tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Về vấn đề đóng bảo hiểm trong thời gian điều trị tai nạn lao động
Căn cứ Khoản 3 Điều 38 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định như sau:
“Điều 38. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;”
Bên cạnh đó, Khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:
“Điều 42. Quản lý đối tượng
4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH”.
Như vậy, trong thời gian điều trị do tai nạn lao động thì người lao động vẫn được trả đủ tiền lương nê người lao động và công ty vẫn tham gia các loại bảo hiểm bình thường.
Vvề vấn đề chi trả của BHYT trong thời gian điều trị tai nạn lao động
Hiện nay Điều 23 Luật bảo hiểm y tế năm 2014 đã bãi bỏ điều trị tai nạn lao động; phục hồi chức năng sau tai nạn lao động khỏi các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế.
Mặt khác, Khoản 2 Điều 38 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 có quy định:
“2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:
a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;
c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;”
Theo đó, khi điều trị tai nạn lao động thì người lao động vẫn được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng. Ngoài ra, người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả.
Đối với người lao động không tham gia BHYT thì người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán toàn bộ chi phí y tế.
Về vấn đề chi trả của BHYT khi giám định suy giảm khả năng lao động
Căn cứ quy định tại Khoản 13 Điều 23 Luật bảo hiểm y tế năm 2014:
“Điều 23. Các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế
13. Giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần”.
Theo đó, quỹ bảo hiểm y tế không thanh toán cho trường hợp giám định y khoa. Tuy nhiên, theo Điểm b Khoản 2 Điều 38 và Khoản 1 Điều 42 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 thì trách nhiệm chi trả chi phí giám định được quy định như sau:
– Người sử dụng lao động: trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa.
– Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên và đủ điều kiện nhận trợ cấp tai nạn lao động.
Về vấn đề cấp thẻ BHYT cho người bị tai nạn lao động
Căn cứ Điều 12 và Điều 13 Luật bảo hiểm y tế năm 2014 quy định:
“Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);
2. Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, bao gồm:
b) Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng;”
“Điều 13. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
2. Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này”.
Theo đó, về nguyên tắc thì người nhận trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng sẽ được cấp thẻ BHYT. Tuy nhiên, do người này đang làm việc ở công ty nên sẽ không được cấp thêm thẻ BHYT mà vẫn tham gia theo đối tượng người lao động tại doanh nghiệp.
Nếu còn vướng mắc xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến về bảo hiểm y tế 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
--> NLĐ bị TNLĐ đã được hưởng BHYT có được hưởng chế độ TNLĐ không?