19006172

Quyền lợi của người chưa được cấp thẻ BHYT khi khám, chữa bệnh

Quyền lợi của người chưa được cấp thẻ BHYT khi khám, chữa bệnh

Tôi có trường hợp như sau: Quyền lợi của người chưa được cấp thẻ BHYT khi khám, chữa bệnh. Tôi đi làm ở công ty từ đầu tháng 8/2020 nhưng đến nay vẫn chưa có thẻ BHYT. Vậy nếu ngày 13/8/2020 tôi đi khám bệnh tại bệnh viện Bạch Mai mà chưa có thẻ BHYT thì có được thanh toán chi phí như có thẻ BHYT không?



Quyền lợi của người chưa được cấp thẻ BHYTTư vấn bảo hiểm y tế:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn: Quyền lợi của người chưa được cấp thẻ BHYT khi khám, chữa bệnh; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 8 Điều 13 Nghị định 146/2018/NĐ-CP:

“8. Đối với đối tượng khác, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng từ ngày người tham gia nộp tiền đóng bảo hiểm y tế. Trường hợp đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 4, Điều 5 và 6 Nghị định này tham gia bảo hiểm y tế lần đầu hoặc tham gia không liên tục từ 03 tháng trở lên trong năm tài chính thì thẻ bảo hiểm y tế có thời hạn sử dụng là 12 tháng kể từ ngày thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 16 của Luật bảo hiểm y tế.”

Như vậy, bạn tham gia BHYT tại công ty theo đối tượng người lao động nên thẻ BHYT của bạn có giá trị sử dụng từ ngày công ty bạn nộp tiền đóng BHYT, tức từ tháng 8/2019.

Tuy nhiên theo Khoản 1 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, người tham gia BHYT khám chữa bệnh phải xuất trình thẻ BHYT kèm theo giấy tờ chứng minh nhân thân. Nếu bạn không xuất trình được thẻ BHYT thì bạn chỉ được thanh toán BHYT đối với trường hợp theo Khoản 4 Điều 30 Nghị định 146/2018/NĐ-CP:

“4. Trường hợp người bệnh đi khám bệnh, chữa bệnh tại nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu không đúng quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế nhưng tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở tại thời điểm khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú và tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện đối với trường hợp khám bệnh, chữa bệnh nội trú.”

Đối chiếu với trường hợp của bạn: Bạn đi khám chữa bệnh tại bệnh viện Bạch Mai – nơi khám chữa bệnh ban đầu của bạn mà không có thẻ BHYT bạn se được thanh toán lại chi phí khám chữa bệnh theo mực cụ thể sau:

+ Đối với trường hợp nội trú không quá 745.000 đồng;

+ Đối với trường hợp ngoại trú không quá 223.500 đồng.

Nếu bệnh viện Bạch Mai không phải là nơi khám chữa bệnh ban đầu của bạn thì bạn coi là đi trái tuyến trung ương thì bạn phải tự chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh BHYT.

Quyền lợi của người chưa được cấp thẻ BHYT

Tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết sau: 

Thời điểm thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng

Khám chữa bệnh trái tuyến không có thẻ BHYT có được thanh toán lại?

Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì thắc mắc về: Quyền lợi của người chưa được cấp thẻ BHYT khi khám, chữa bệnh; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

luatannam