Nội dung câu hỏi:
Tôi thấy trên thẻ của tôi ghi mã BT quyền lợi đi khám bệnh của mã này là gì vậy ạ? Tôi muốn đi chạy thận thì sẽ được BHYT chi trả bao nhiêu?
- Mức hưởng bảo hiểm y tế của người thuộc diện trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng
- Những chi phí khám chữa bệnh được bảo hiểm y tế chi trả
Dịch vụ hỗ trợ tư vấn bảo hiểm y tế qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn . Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Đối tượng nào được cấp thẻ bảo hiểm y tế mã BT.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 2 Quyết định 1351/QĐ-BHXH quy định như sau:
“Điều 2. Cấu trúc mã thẻ BHYT
1. Hai ký tự đầu (ô thứ nhất): được ký hiệu bằng chữ (theo bảng chữ cái latinh), là mã đối tượng tham gia BHYT. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau thì mã đối tượng ghi trên thẻ BHYT là mã đối tượng đóng BHYT được xác định đầu tiên theo quy định tại Khoản 7, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung Luật BHYT.
c) Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng
– BT: Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật;”
Theo quy định này, thẻ bảo hiểm y tế có mã BT là thẻ dành cho đối tượng bảo trợ xã hội. Đối tượng bảo trợ xã hội như: người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng, trẻ em mồ côi, người cao tuổi từ đủ 80 trở lên… đang nhận trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng đều được ngân sách nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế mã BT miễn phí.
Quyền lợi của thẻ BHYT ghi mã BT khi đi khám, chữa bệnh đúng tuyến.
Theo điểm g khoản 3 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 có quy định:
“Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:
g) Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng”
Đồng thời, theo quy định tại Điều 22 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 như sau:
“Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;“
Theo những quy định vừa nêu, người có thẻ bhyt mã BT sẽ được hưởng quyền lợi khi đi khám, chữa bệnh đúng thủ tục (đúng tuyến) là 100%.
Quyền lợi của thẻ BHYT ghi mã BT khi đi khám, chữa bệnh không đúng tuyến
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 như sau:
“3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.”
Theo quy định vừa nêu, đối tượng bảo trợ xã hội có mã thẻ bảo hiểm y tế là BT sẽ được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế khi đi khám, chữa bệnh không đúng tuyến như sau:
– 40% khi điều trị nội trú ở tuyến trung ương (nằm viện).
– 100% khi điều trị nội trú ở bệnh viện tuyến tỉnh (nằm viện).
– 100% chi phí cả điều trị nội trú và điều trị ngoại trú khi khám, chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện.
Ngoài ra, các trường hợp đang sử dụng thẻ bảo hiểm y tế có mã BT đi khám, chữa bệnh trái tuyến khác với 3 trường hợp vừa nêu đều không được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế.
Quyền lợi BHYT của thẻ có mã BT khi đi chạy thận?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 21 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định như sau :
“1. Người tham gia bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí sau đây:
a) Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con;
b) Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế.”
Đồng thời, theo Thông tư 13/2019/TT-BYT quy định như sau:
195 | 04C2.123 | Thận nhân tạo cấp cứu | 1.541.000 | Quả lọc dây máu dùng 1 lần; đã bao gồm catheter 2 nòng được tính bình quân là 0,25 lần cho 1 lần chạy thận. |
196 | 04C2.76 | Thận nhân tạo chu kỳ | 556.000 | Quả lọc dây máu dùng 6 lần. |
Như vậy, theo quy định trên thì khi bạn đi thực hiện chạy thận thuộc các dịch vụ sau đây thì sẽ được BHYT chi trả chi phí tương ứng:
- Thận nhân tạo cấp cứu là 1.541.000 đồng (quả lọc dây máu dùng 1 lần, đã bao gồm catheter 2 nòng được tính bình quân là 0,25 lần cho 1 lần chạy thận).
- Thận nhân tạo chu kỳ là 556.000 đồng (quả lọc dây máu dùng 6 lần).
Trên đây là bài viết về quyền lợi của thẻ BHYT ghi mã BT khi đi khám bệnh? Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc về quyền lợi của thẻ BHYT ghi mã BT, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn; giải đáp trực tiếp.
- BHYT mã BT2 có được hưởng tất cả dịch vụ kỹ thuật tại bệnh viện?
- Danh mục khám chữa bệnh được bảo hiểm y tế chi trả
- Khám nội soi dạ dày và siêu âm bụng được BHYT chi trả không?
- Trẻ em 6 tháng có thể dùng Giấy khai sinh đi khám chữa bệnh được không?
- BHYT hỗ trợ chi phí vận chuyển người bệnh khi có giấy chuyển tuyến
- Cán bộ xã nghỉ theo chế độ 130/CP có được tăng lương hưu?
- Nhận trợ cấp thất nghiệp khác nơi nộp hồ sơ được không?