Quyền lợi hưởng BHYT sau cấp cứu khi điều trị ở tuyến dưới
Chồng tôi bị tai nạn giao thông nằm bất tỉnh trên đường nên được mọi người gọi xe cấp cứu đưa vào Bệnh viện 108 để điều trị, khi tôi đi làm thủ tục nhập viện bác sĩ có đưa tờ giấy xác nhận cấp cấp cứu nhưng lúc đi vội quá nên không mang thẻ BHYT theo vậy trong trường hợp nhập viện không xuất trình được thẻ bảo hiểm y tế khi vào viện cấp cứu thì có được hưởng bảo hiểm y tế không? Sau cấp cứu tôi muốn xin bác sĩ cho chồng tôi muốn nằm điều trị ở bệnh viện tuyến dưới cho tiện chăm sóc thì có được coi là hưởng BHYT đúng tuyến nữa không?
- Thế nào được coi là trường hợp cấp cứu để hưởng BHYT?
- Mức hưởng bảo hiểm y tế trong trường hợp cấp cứu
Luật sư tư vấn bảo hiểm y tế qua tổng đài 19006172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, không xuất trình thẻ BHYT khi vào viện cấp cứu thì có được hưởng BHYT không?
Căn cứ theo quy định tại điều 11 Thông tư 40/2015/TT-BYT như sau:
“Điều 11. Các trường hợp được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
4. Trường hợp cấp cứu:
a) Người bệnh được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào. Bác sĩ hoặc y sĩ tiếp nhận người bệnh đánh giá, xác định tình trạng cấp cứu và ghi vào hồ sơ, bệnh án.”
Theo đó, chồng bạn sẽ thuộc trường hợp cấp cứu do được bác sĩ tiếp nhận đánh giá, xác định tình trạng cấp cứu và ghi vào hồ sơ bệnh án.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
“6. Trường hợp cấp cứu, người tham gia bảo hiểm y tế được đến khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và phải xuất trình các giấy tờ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này trước khi ra viện. Khi hết giai đoạn cấp cứu, người bệnh được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh làm thủ tục chuyển đến khoa, phòng điều trị khác tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó để tiếp tục theo dõi, điều trị hoặc chuyển tuyến đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh.”
Như vậy, đối chiếu với trường hợp của chồng bạn bị tại nạn được đưa vào viện nhưng khi nhập viện không xuất trình được thẻ bảo hiểm y tế nên để được thanh toán chi phí khám chữa bệnh thì chồng bạn phải xuất trình được thẻ bảo hiểm y tế có ảnh trước khi ra viện. Trường hợp thẻ chưa có ảnh thì phải xuất trình thêm chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu.
Thứ hai, quyền lợi hưởng BHYT sau cấp cứu khi điều trị ở tuyến dưới
Căn cứ theo quy định tại Điểm Khoản 4 Điều 11 Thông tư 40/2015/TT-BYT quy định :
“Điều 11. Các trường hợp được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
4. Trường hợp cấp cứu:
b) Sau giai đoạn điều trị cấp cứu, người bệnh được chuyển vào điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã tiếp nhận cấp cứu người bệnh hoặc được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để tiếp tục điều trị theo yêu cầu chuyên môn hoặc được chuyển về nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu sau khi đã điều trị ổn định.”
Như vậy, theo quy định này đối với các trường hợp sau giai đoạn điều trị cấp cứu, người bệnh được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để tiếp tục điều trị theo yêu cầu chuyên môn thì vẫn được hưởng BHYT. Do đó, sau khi chồng bạn được cấp cứu xong và nếu được Bệnh viện 108 chuyển xuống tuyến dưới điều trị tiếp thì chồng bạn vẫn được hưởng BHYT theo mức đúng tuyến.
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc thì bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
Chi trả BHYT trong trường hợp cấp cứu như thế nào?
Bị tai nạn thì có được xác định là trường hợp cấp cứu không?