Rút bảo hiểm xã hội một lần vào thời điểm nào là đúng pháp luật?
Chào luật sư! Em có thắc mắc về luật bảo hiểm xã hội cần được giải đáp như sau: Em nghỉ việc ở công ty vào ngày 16/7/2020, em nghỉ ngang. Khi em lấy sổ bảo hiểm xã hội thì em thấy công ty có đóng bảo hiểm cho em vào tháng 7/2020 luôn. Vậy tính đến thời điểm hiện tại em có thể rút bảo hiểm xã hội một lần được chưa ạ? Mong quý luật sư giải đáp giúp em! Em cảm ơn rất nhiều!
- Có được ủy quyền nhận bảo hiểm xã hội một lần không?
- Thời gian giải quyết bảo hiểm xã hội một lần
- Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần có cần quyết định nghỉ việc?
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi của bạn về vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần vào thời điểm nào là đúng pháp luật, chúng tôi xin giải đáp như sau:
Về thời điểm rút bảo hiểm xã hội một lần
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định:
“Điều 8. Bảo hiểm xã hội một lần
1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;
c) Ra nước ngoài để định cư;
d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế”.
Như vậy theo quy định trên thì một trong những trường hợp được hưởng BHXH một lần đó là: sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng BHXH.
Theo thông tin bạn cung cấp; bạn nghỉ việc ở công ty vào ngày 16/7/2020, công ty có đóng bảo hiểm cho bạn vào tháng 7/2020. Do đó, bạn có thể nộp hồ sơ để hưởng BHXH một lần; vì từ từ khi bạn dừng đóng bảo hiểm, tức tháng 7/2020 đến thời điểm hiện tại đã là hơn một năm.
Về hồ sơ hưởng BHXH một lần
Căn cứ vào khoản 1 Điều 6 Quyết định số 166/QĐ-BHXH quy định như sau:
“Điều 6. Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả
1. Trách nhiệm của Bộ phận TN-Trả KQ
1.2. Tiếp nhận hồ sơ do đơn vị SDLĐ, Ủy ban nhân dân cấp xã, người lao động và thân nhân nộp với thành phần hồ sơ cho từng loại chế độ như sau:
1.2.3. Đối với hưởng BHXH một lần; hưởng trợ cấp một lần trong trường hợp đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng ra nước ngoài định cư, công dân nước ngoài đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng không còn cư trú tại Việt Nam: Hồ sơ theo quy định tại Điều 109 Luật BHXH; Điều 4, khoản 4 Điều 13, khoản 2 Điều 25 Thông tư số 56/2017/TT-BYT; điểm đ khoản 9 Điều 22 Thông tư số 181/2016/TT-BQP; khoản 1, 2 Điều 15 và khoản 1 Điều 16 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP, gồm:
a) Trường hợp hưởng BHXH một lần.
a1) Sổ BHXH.
a2) Đơn đề nghị theo mẫu số 14-HSB.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Theo đó, để hưởng bảo hiểm xã hội một lần cần phải chuẩn bị những giấy tờ sau:
+) Sổ bảo hiểm xã hội đã chốt;
+) Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo mẫu 14-HSB;
Ngoài ra, khi đến nộp hồ sơ, bạn còn cần mang thêm chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân và sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ tạm trú.
Nơi nộp hồ sơ: Cơ quan BHXH cấp huyện nơi thường trú hoặc tạm trú.
Trên đây là bài viết tư vấn về vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần vào thời điểm nào là đúng pháp luật. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bài viết sau:
Cách tính mức hưởng Bảo hiểm xã hội một lần theo luật mới
Thủ tục cấp lại sổ khi đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Ghi sai thông tin trên sổ bảo hiểm có ảnh hưởng đến chế độ bảo hiểm?
- Thời gian cơ quan bảo hiểm chi trả tiền trợ cấp ốm đau theo quy định
- Thanh toán lại chi phí y tế khi đi khám chữa bệnh năm 2023
- Giấy ra viện không được viết thông tin bằng tay có đúng không?
- Hưởng BHTN khi đã đóng đủ 12 tháng mà hết hợp đồng và không tái ký nữa