Rút BHXH một lần được hưởng hệ số trượt giá không?
Hiện em đang làm lao động tự do, từ năm 2013 em có làm cho công ty và đóng BHXH liên tục được 3 năm 2 tháng, đến 2017 em nghỉ việc. Giờ em mới nhớ mình có đóng BHXH thì em có được rút một lần không? Mức hưởng của em tính ra sao, có được hưởng trượt giá không?
- Có được tính tiền trượt giá khi tính BHXH 1 lần không?
- Hưởng BHXH 1 lần theo 2 chế độ tiền lương xác định thế nào?
Tổng đài tư vấn bảo hiểm xã hội một lần trực tuyến 1900 6172
Thứ nhất, điều kiện rút BHXH một lần.
Căn cứ theo điểm b Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP như sau:
“Điều 8. Bảo hiểm xã hội một lần
1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;“
Theo đó, trường hợp bạn đã nghỉ việc từ năm 2017 và đến nay không đóng BHXH nữa thì bạn đủ điều kiện hưởng BHXH một lần.
Thứ hai, cách tính mức hưởng BHXH một lần.
Về thời gian hưởng BHXH một lần căn cứ Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP như sau:
“2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;”
Như vậy, thời gian hưởng BHXH của bạn phụ thuộc vào thời điểm đóng BHXH. Bạn không nói rõ khoảng thời gian cụ thể đóng BHXH của mình nên bạn căn cứ vào quy định nêu trên để tính số tháng hưởng BHXH một lần của mình.
Về mức bình quân tiền lương căn cứ Khoản 2 Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
“2. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định quy định tại khoản 2 Điều 62 của Luật bảo hiểm xã hội và khoản 2 Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:
Mbqtl |
= |
Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng bảo hiểm xã hội |
Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội |
Trong đó:
Mbqtl: mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều 63 của Luật bảo hiểm xã hội và khoản 2 Điều 10 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.”
Theo đó, mức bình quân tiền lương của bạn được tính bằng: Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của các tháng đóng BHXH chia cho tổng số tháng đóng BHXH.
Lúc này, mức hưởng BHXH một lần của bạn bằng: Mức bình quân tiền lương đóng BHXH x số tháng hưởng BHXH.
Thứ ba, rút BHXH một lần được hưởng hệ số trượt giá không?
Căn cứ theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 1 Thông tư 35/2019/TT-BLĐTBXH như sau:
“Điều 1. Đối tượng áp dụng
1. Đối tượng điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP bao gồm:
b) Người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2020.”
Như vậy, bạn tham gia đóng BHXH theo chế độ tiền lương do công ty tư nhân quyết định nên khi rút BHXH 1 lần bạn được hưởng thêm hệ số trượt giá.
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn chế độ bảo hiểm xã hội một lần trực tuyến 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Độ tuổi tối thiểu được tham gia bảo hiểm xã hội hiện nay
- Nâng lương trong thời gian nghỉ thai sản thì có được tăng mức hưởng?
- Đi làm lại sau khi hút thai có được nghỉ dưỡng sức năm 2021?
- Có được trả lại số tiền đóng BHYT tự nguyện khi đi làm tại công ty?
- Có cần phải làm thủ tục gộp sổ trước khi nhận BHXH 1 lần không?