19006172

Rút BHXH một lần khi chưa chốt được quá trình đóng BHXH ở công ty mới

Rút BHXH một lần khi chưa chốt được quá trình đóng BHXH ở công ty mới

Rút BHXH một lần khi chưa chốt được quá trình đóng BHXH ở công ty mới? Em có quá trình đóng BHXH như sau: Từ tháng 8/2015 đến tháng 12/2015 mức lương là 3.600.000 đồng. Từ tháng 1/2016 đến tháng 2/2016 mức lương là 4.200.000 đồng. Từ tháng 5/2016 đến tháng 1/2017 mức lương là 4.300.000 đồng. Từ tháng 2/2017 đến tháng 4/2017 mức lương là 4.600.000 đồng. Sau đó nghỉ việc chuyển sang công ty mới đóng BHXH Từ tháng 12/2017 đến tháng 12/2017 mức lương là 4.093.000 đồng.

Từ tháng 1/2018 đến tháng 11/2018 mức lương là 4.384.000 đồng. Cho em hỏi nếu bây giờ nhận tiền BHXH một lần thì em được nhận bao nhiêu? Công ty thứ 2 em nghỉ ngang chưa chốt sổ BHXH thì có nhận tiền một lần được không? Em có thể tự chốt sổ BHXH ở công ty thứ 2 không?



Chưa chốt được quá trình đóng BHXH

Tư vấn Bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi Rút BHXH một lần khi chưa chốt được quá trình đóng BHXH ở công ty mới của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, tính tiền BHXH một lần khi nộp hồ sơ trong năm 2021

Căn cứ Khoản 2 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:

“2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;”

Bên cạnh đó, Khoản 4 Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định:

“Điều 19. Bảo hiểm xã hội một lần

4. Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm

Trường hợp tính đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi để làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần”.

Theo thông tin bạn cung cấp thì tổng thời gian đóng BHXH của bạn này là 2 năm 7 tháng và sẽ được tính trong thành 3 năm đóng BHXH. Khi đó, mức hưởng BHXH của bạn là 3 x 2 tháng = 6 tháng bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Đồng thời, Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của bạn được xác định như sau:

Mbình quân tiền lương = Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng bảo hiểm xã hội


Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội

Ngoài ra, khi bạn tính mức bình quân tiền lương thì sẽ được nhân thêm hệ số trượt giá quy định tại bảng 1 Thông tư 23/2020/TT-BLĐTBXH

Khi đó, mức bình quân tiền lương của bạn được tính như sau: 

Mức bình quân tiền lương của bạn = (3.600.000 x 5 x 1.17 + 4.200.000 x 2 x 1.14 + 4.300.000 x 8 x 1.14 + 4.300.000 x 1 x 1.10 + 4.600.000 x 3 x 1.10 + 4.093.000 x 1 x 1.10 + 4.384.000 x 11 x 1.06) : 31 = 4.535.977 đồng

Số tiền BHXH một lần bạn được nhận = 4.535.977  x 6 = 27.215.865 đồng.

Thứ hai, rút BHXH một lần khi chưa chốt được quá trình đóng BHXH ở công ty mới

Căn cứ Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015:

Điều 8. Bảo hiểm xã hội một lần

1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;

c) Ra nước ngoài để định cư;

d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế”.

Theo quy định trên, để được hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần người lao động sau một năm nghỉ việc, chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm và không tiếp tục đóng bảo hiểm nếu có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần. 

Trong trường hợp này, bạn đã đóng bảo hiểm xã hội được 1 năm 7 tháng, sau đó lại tiếp tục đóng bảo hiểm ở công ty khác 12 tháng. Tuy nhiên, sau khi nghỉ việc, bạn không nộp lại sổ bảo hiểm cho công ty nên công ty không thể chốt quá trình đóng bảo hiểm cho bạn. Và khi chưa chốt được sổ thì cơ quan bảo hiểm cũng không thể xác định được thời gian tham gia làm căn cứ tính mức hưởng bảo hiểm một lần cho bạn.

Vì vậy, khi Chưa chốt được quá trình đóng BHXH vào sổ bảo hiểm thì cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ không có căn cứ để tính hưởng bảo hiểm xã hội cho bạn. Do đó, bạn cần làm thủ tục chốt sổ bảo hiểm trước khi làm thủ tục nhận bảo hiểm xã hội một lần.

Thứ ba, về việc chốt sổ BHXH:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 32 Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:

“Điều 32. Đơn vị sử dụng lao động, UBND xã, Đại lý thu/nhà trường, Cơ sở trợ giúp xã hội, Cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh và người có công; Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc ngành lao động, thương binh và xã hội và cơ quan quản lý đối tượng

1. Đơn vị sử dụng lao động

1.2. Kê khai hồ sơ

a) Đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT hằng tháng: theo quy định tại Điều 23.”

Như vậy theo quy định trên trách nhiệm báo giảm và chốt sổ là của công ty bạn nên bạn không thể tự lên cơ quan BHXH để chốt sổ BHXH.

Nếu còn vướng mắc về Rút BHXH một lần khi chưa chốt được quá trình đóng BHXH ở công ty mới bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn bảo hiểm xã hội một lần trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

–> Cách tính mức hưởng Bảo hiểm xã hội một lần theo luật mới

luatannam