Sau khi nghỉ việc có được hưởng quyền lợi của BHYT cũ?
Sau khi nghỉ việc có được hưởng quyền lợi của BHYT cũ? Em nghỉ việc ở công ty từ 15/6/2020. Khi nghỉ em trả thẻ BHYT thì công ty không nhận và bảo là không phải trả. Vậy tháng 9/2020 em sinh thì em có được sử dụng thẻ BHYT cũ này để được hưởng BHYT không ạ?
- Truy thu tiền BHYT khi nhân viên nghỉ việc và không trả thẻ BHYT
- Mất thẻ BHYT khi nghỉ việc ở công ty
- Báo giảm lao động khi nhân viên cố tình không trả thẻ BHYT
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi liên quan tới việc khi nghỉ việc có được hưởng quyền lợi của BHYT cũ tới Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Thứ nhất, về việc trả thẻ BHYT khi nghỉ việc:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 9 Điều 1 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014:
“Điều 15. Phương thức đóng bảo hiểm y tế
1. Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế cho người lao động; và trích tiền đóng bảo hiểm y tế từ tiền lương của người lao động để nộp cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm y tế”.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 50 Quyết định 595/QĐ- BHXH:
“Điều 50. Trách nhiệm của người tham gia, đơn vị, Đại lý thu
2. Trách nhiệm của đơn vị, Đại lý thu
2.1. Đơn vị
a) Thực hiện lập, nộp hồ sơ; trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo đúng quy trình, quy định tại Văn bản này và quy định của pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Trường hợp đơn vị lập danh sách báo giảm chậm, đơn vị phải đóng số tiền BHYT của các tháng báo giảm chậm và thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết các tháng đó.”
Bên cạnh đó, căn cứ Điểm 9.7 Công văn 1734/BHXH-QLT ngày 16 tháng 8 năm 2017 quy định về cấp và quản lý thẻ bảo hiểm y tế.
“9.7. Khi có phát sinh giảm người lao động, đơn vị phải kịp thời lập danh sách báo giảm gửi cơ quan BHXH qua hệ thống giao dịch điện tử ngay trong tháng (tính đến ngày cuối cùng của tháng đó). Nếu báo giảm sau ngày cuối cùng của tháng giảm thì phải phải đóng hết giá trị thẻ BHYT của tháng kế tiếp và thẻ có giá trị sử dụng hết tháng đó. Cơ quan BHXH không thu hồi thẻ các trường hợp báo giảm.
Ví dụ: Người lao động thôi việc 28/07/2017, đơn vị báo giảm vào ngày 01/08/2017 thì đóng BHYT hết tháng 8/2017; không đóng BHXH, BHTN tháng 8/2017.”
Pháp luật hiện hành quy định; hằng tháng người sử dụng lao động đóng BHYT cho người lao động và trích tiền đóng BHYT từ tiền lương của người lao động để nộp cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm y tế. Do đó, khi người lao động nghỉ việc thì phía doanh nghiệp phải có trách nhiệm thu lại thẻ bảo hiểm y tế để nộp lại cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Đồng nghĩa với việc, khi người lao động nghỉ việc, phải có nghĩa vụ nộp lại thẻ bảo hiểm cho bên phía doanh nghiệp.
Tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Theo đó, theo quy định pháp luật hiện hành khi phát sinh tăng, giảm người tham gia bảo hiểm y tế thì đơn vị phải kịp thời lập danh sách tăng, giảm gửi cơ quan bảo hiểm xã hội. Trường hợp đơn vị lập danh sách báo giảm chậm thì phải đóng số tiền bảo hiểm y tế của các tháng báo giảm chậm và thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến hết các tháng đó.
Kết luận:
Đối với trường hợp của bạn, bạn nghỉ việc từ 15/6/2020, công ty không thu lại thẻ BHYT của bạn; đến tháng 9/2020 bạn sinh thì việc bạn được hưởng BHYT phụ thuộc vào việc công ty báo giảm cho bạn từ khi nào. Kể từ tháng công ty báo giảm lao động và không đóng BHYT cho bạn thì thẻ BHYT của bạn sẽ không còn giá trị.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
Thủ tục báo giảm và chốt sổ khi có nhân viên nghỉ việc?
Báo giảm lao động khi nhân viên cố tình không trả thẻ BHYT
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề còn vướng mắc; về sau khi nghỉ việc có được hưởng quyền lợi của BHYT cũ; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.