Sau khi nghỉ việc có thể về đóng bảo hiểm tự nguyện được không?
Em làm cho công ty hết tháng 6 này thì nghỉ việc. Sau khi em nghỉ việc có thể về đóng bảo hiểm tự nguyện được không? Nếu có thì mức đóng của em là bao nhiêu thế ạ?
- Có phải mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện sẽ tăng hay không?
- Nơi mua bảo hiểm y tế tự nguyện hộ gia đình ở quận Hà Đông
- Tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện ở đâu mới đúng quy định pháp luật?
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi: Sau khi nghỉ việc có thể về đóng bảo hiểm tự nguyện được không; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Căn cứ vào Khoản 1, Khoản 5 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định:
“Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);
b) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
5. Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.”
Bên cạnh đó, Khoản 2 Điều 51 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:
“Điều 50. Trách nhiệm của người tham gia, đơn vị, Đại lý thu
2. Trách nhiệm của đơn vị, Đại lý thu
2.1. Đơn vị
a) Thực hiện lập, nộp hồ sơ; trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo đúng quy trình, quy định tại Văn bản này và quy định của pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Trường hợp đơn vị lập danh sách báo giảm chậm, đơn vị phải đóng số tiền BHYT của các tháng báo giảm chậm và thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết các tháng đó.
Như vậy:
Đối chiếu với trường hợp trên nếu trong tháng 6 bạn nghỉ việc mà công ty bạn chưa báo giảm và báo giảm chậm thì đến hết tháng 7 thẻ bảo hiểm y tế của bạn mới hết giá trị sử dụng. Và sau đó bạn mới có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Thứ hai, về mức đóng BHYT tự nguyện:
Căn cứ Khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 7. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
1. Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng được quy định như sau:
e) Mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.”
Như vậy, mức đóng BHYT tự nguyện cụ thể được quy định tại điểm e Khoản 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo bài viết:
Mức đóng tiền khi gia đình tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện
Có phải mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện sẽ tăng hay không?
Nếu còn vướng mắc bạn về câu hỏi: Sau khi nghỉ việc có thể về đóng bảo hiểm tự nguyện được không? Bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn trực tiếp.
- Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành
- Hưởng được 2 tháng TCTN có việc làm có được bảo lưu không?
- Hồ sơ hưởng BHTN khi không nhận tại nơi đóng bảo hiểm
- Quy định về chế độ thai sản của cán bộ hoạt động không chuyên trách ở phường
- Thời gian thực hiện làm thủ tục hưởng BHTN tối đa là bao lâu?