Sinh con ở bệnh viện trái tuyến có được hưởng chế độ thai sản
Sinh con ở bệnh viện trái tuyến có được hưởng chế độ thai sản? Vợ tôi vừa mới sinh con ở bệnh viện. Vì muốn được sinh con ở bệnh viện lớn hơn nên vợ tôi không sinh con ở bệnh viện theo như trong thẻ BHYT được công ty cấp phát. Tôi biết như vậy là khám chữa bệnh trái tuyến nhưng không rõ khi sinh con ở bệnh viện trái tuyến như vậy thì vợ tôi có được hưởng chế độ thai sản nữa không?
- Chế độ thai sản cho lao động nữ sinh con theo Luật mới
- Nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản ngay sau khi sinh
- Hồ sơ hưởng chế độ thai sản và thời gian nộp
Tư vấn chế độ thai sản:
Chào bạn,cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp về sinh con ở bệnh viện trái tuyến Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Trường hợp của vợ bạn là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động với công ty và được tham gia bảo hiểm xã hội. Khi đó, vợ bạn được tham gia và có quyền lợi đối với 3 loại bảo hiểm: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
Thứ nhất, về bảo hiểm y tế:
Vợ bạn tham gia BHYT tại công ty theo đối tượng người lao động và nếu không thuộc đối tượng tham gia BHYT nào khác theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì khi đi khám, chữa bệnh đúng tuyến (bao gồm cả khi đi sinh con) thì vợ bạn sẽ được chi trả 80% chi phí khám, chữa bệnh theo điểm đ khoản 1 Điều 22 Luật này.
Trường hợp vợ bạn khám chữa bệnh trái tuyến thì vẫn được chi trả BHYT theo mức hưởng với tỷ lệ quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 như sau:
– Khám chữa bệnh trái tuyến ở bệnh viện tuyến huyện: sẽ được chi trả với mức 100% chi phí khám chữa bệnh.
– Khám chữa bệnh trái tuyến ở tuyến tỉnh: BHYT chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh đối với điều trị nội trú;
– Khám chữa bệnh trái tuyến ở tuyến Trung ương: BHYT chi trả 40% chi phí khám chữa bệnh đối với điều trị nội trú.
Thứ hai, về bảo hiểm xã hội:
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động khi tham gia BHXH, khi đáp ứng các điều kiện thì sẽ được hưởng các chế độ :
“1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất“.
Tư vấn chế độ thai sản trực tuyến 24/7: 1900 6172
Căn cứ theo khoản 1 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản đó là:
“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
b) Lao động nữ sinh con;
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.“
Như vậy:
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, khi vợ bạn sinh con, vợ bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản khi đáp ứng điều kiện đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đáp ứng 2 điều kiện: đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên và trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con, phải đóng BHXH từ 3 tháng trở lên.
Khám chữa bệnh BHYT và chế độ thai sản trong BHXH là 2 quyền lợi, chế độ khác nhau và có các điều kiện hưởng riêng biệt. Do đó, việc vợ bạn sinh con tại bệnh viện trái tuyến chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi BHYT chứ không ảnh hưởng đến việc hưởng chế độ thai sản. Vì vậy, khi đóng đủ 6 tháng BHXH bắt buộc trong khoảng 12 tháng trước khi sinh con thì vợ bạn vẫn được hưởng chế độ thai sản dù KCB trái tuyến.
Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm về chế độ thai sản cho lao động nữ khi sinh con tại bài viết sau:
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản gồm những gì?
Cách tính mức hưởng chế độ thai sản cho lao động nữ nghỉ sinh con
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc về sinh con ở bệnh viện trái tuyến, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Nghỉ dưỡng thai có cần báo trước với công ty và có bị cắt chế độ bảo hiểm không?
- Sau sinh không trở lại làm việc có hưởng chế độ dưỡng sức sau thai sản?
- Đóng 1% vào quỹ tai nạn lao động khi có nhiều hợp đồng lao động
- Quyền lợi khi nghỉ hưu theo chế độ tinh giản biên chế?
- Xác định đối tượng cựu chiến binh được hưởng 100% chi phí BHYT