Nội dung câu hỏi:
Mình muốn biết về văn bản điều luật yêu cầu Sinh viên bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế tại trường đại học? Các giấy tờ đi kèm cần thiết cho quy trình đóng BHYT (của 1 vài cá nhân hoặc 1 số lượng lớn sinh viên) sẽ bao gồm những gì? Mức đóng và mức hưởng của đối tượng sinh viên tham gia BHYT là bao nhiêu? Mong tổng đài tư vấn giúp với ạ, mình xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Với câu hỏi sinh viên bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế tại trường đại học; Tổng đài tư vấn. xin trả lời cho bạn như sau:
Sinh viên bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế tại trường đại học?
Căn cứ pháp luật: điểm 4.2 Khoản 4 Điều 17 Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH quy định như sau:
“Điều 17. Đối tượng tham gia BHYT theo quy định tại Điều 12 Luật BHYTvà các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
4. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm:
…
4.2. Học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, kể cả sinh viên hệ dân sự đang học tập tại các trường Công an nhân dân;”
Mặt khác, điều 13 luật bảo hiểm y tế có quy định:
“Điều 13. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
2. Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này.”
Như vậy: Sinh viên thuộc đối tượng tham gia BHYT ở trường học và thuộc nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng.
Lưu ý: Nếu sinh viên thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau thì đóng BHYT theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014.
Ví dụ: bạn A đang là sinh viên của một trường đại học. Đồng thời, bạn A cũng đang đi làm ở một công ty có hợp đồng lao động 1 năm. Như vậy, bạn A vừa thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế người lao động vừa thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế sinh viên. Trong trường hợp này, bạn A sẽ tham gia bảo hiểm y tế ở doanh nghiệp mà không phải tham gia bảo hiểm y tế ở trường đại học vì đối tượng người lao động xếp trên đối tượng học sinh, sinh viên theo quy định tại điều 12 luật bảo hiểm y tế.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau đây: Giải quyết khi sinh viên tham gia cùng lúc hai thẻ BHYT như thế nào?
Thủ tục tham gia bảo hiểm y tế cho sinh viên ở trường đại học;
Căn cứ theo Điều 25 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định như sau:
“Điều 25. Đăng ký đóng, cấp thẻ BHYT đối với người chỉ tham gia BHYT
1. Thành phần hồ sơ
1.1. Người tham gia
a) Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
b) Đối với người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật: Giấy ra viện có ghi rõ “đã hiến bộ phận cơ thể”.
c) Trường hợp người tham gia được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.
1.2. UBND xã; Cơ sở trợ giúp xã hội, Cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh và người có công; Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc ngành lao động, thương binh và xã hội; Đại lý thu/Nhà trường; Cơ quan BHXH: Danh sách người chỉ tham gia BHYT (Mẫu D03-TS).
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.”
Như vậy, các giấy tờ cần thiết mà nhà trường cần chuẩn bị để tham gia bảo hiểm y tế cho sinh viên là 01 bộ hồ sơ bao gồm:
– Tờ khai tham gia BHYT (Mẫu TK1-TS).
– Danh sách người chỉ tham gia BHYT (Mẫu D03-TS).
Về mức đóng BHYT của sinh viên ở trường
Căn cứ pháp luật: khoản 11 Điều 18 Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH quy địnhh như sau:
“Điều 18. Mức đóng, trách nhiệm đóng BHYT của các đối tượng theo quy định tại Điều 13 Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
11. Đối tượng tại Điểm 4.2 Khoản 4 Điều 17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở do đối tượng tự đóng và được ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng.”
Theo đó: sinh viên là đối tượng phải tham gia bảo hiểm y tế được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng. Mức hỗ trợ cụ thể tối thiểu là 30%
Ngoài ra, tại Điểm đ Khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định:
“Điều 7. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
1.Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng được quy định như sau:
đ) Bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với các đối tượng khác;”
Theo quy định trên, thì mức đóng bảo hiểm y tế đối với sinh viên là 4,5% mức lương cơ sở/tháng và sinh viên chỉ cần đóng 70% chi phí còn 30% còn lại do ngân sách nhà nước chi trả. Từ 01/07/2023 lương cơ sở theo quy định tại Nghị định 24/2023/NĐ-CP là 1.800.000 đồng nên mức đóng sẽ là 56.700 đồng/tháng.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau: Giá trị sử dụng của thẻ bảo hiểm y tế của học sinh, sinh viên
Mức hưởng BHYT của đối tượng sinh viên
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014 thì:
“Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế 28
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:”
đ) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.”
Theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn thì: khi thuộc đối tượng là sinh viên bạn sẽ được quỹ BHYT thanh toán tối đa 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi đi đúng tuyến. Còn khi đi khám, chữa bệnh trái tuyến tại bệnh viện tuyến huyện. 80% khi điều trị nội trú trái tuyến tỉnh, 32% khi điều trị nội trú trái tuyến trung ương.
Luật sư tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Trên đây là bài viết về vấn đề Sinh viên bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế tại trường đại học?
Mọi thắc mắc liên quan sinh viên bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế tại trường đại học, xin vui lòng liên hệ đến Dịch vụ tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn và giải đáp.
->Quyền lợi của học sinh, sinh viên khi tham gia bảo hiểm y tế
- Đi nghĩa vụ quân sự có được đóng bảo hiểm xã hội không?
- Công nhân may có được nghỉ hưu theo diện tinh giản biên chế không?
- Hưởng chế độ tai nạn lao động cho người làm nhiều công ty
- Người lao động là đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp
- Có việc làm mà không khai báo thì có bị mất tiền tháng cuối cùng?