Sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp?
Cho tôi hỏi, hiện nay, doanh nghiệp nào có sử dụng lao động cũng phải đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Vậy quỹ này sử dụng làm gì? Và khi công ty tôi giới thiệu người lao động đi giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ tai nạn lao động thì có được quỹ này chi trả không?
- Quỹ tai nạn lao động của công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam
- Quy định mới về đóng 1% vào quỹ tai nạn lao động
- Quỹ tai nạn lao động chi dùng vào những khoản mục nào?
Tư vấn chế độ tai nạn lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn về sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Thứ nhất, về đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
Căn cứ vào Điều 43 Luật vệ sinh an toàn lao động 2015 quy định:
“Điều 43. Đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
1. Đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục này là người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 2 và người sử dụng lao động quy định tại Khoản 3 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội.
Trường hợp người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo từng hợp đồng lao động đã giao kết nếu người lao động thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người lao động được giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo nguyên tắc đóng, hưởng do Chính phủ quy định.”
Như vậy, những đối tượng phải tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chính là người lao động được quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, h Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và người sử dụng lao động quy định tại Khoản 3 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Theo đó, doanh nghiệp có sử dụng người lao động phải đóng bảo hiểm vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Thứ hai, về sử dụng quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
Căn cứ vào Điều 42 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định:
“Điều 42. Sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với các trường hợp đủ điều kiện hưởng theo quy định tại Điều 45 và Điều 46 của Luật này; trả phí khám giám định đối với trường hợp người lao động chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 3 Điều 47 của Luật này mà kết quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2. Chi trợ cấp một lần, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp phục vụ.
3. Chi hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình.
4. Chi dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
5. Chi hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
6. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc.
7. Chi phí quản lý bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
8. Chi đóng bảo hiểm y tế cho người nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng.”
Như vậy, quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động đối với các trường hợp bạn đủ điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động.
Tư vấn chế độ tai nạn lao động trực tuyến 24/7: 1900 6172
Kết luận:
Khi bạn bị suy giảm khả năng lao động đủ điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động; thì sẽ được Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp? Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động và thời gian nộp
Một số điểm mới của chế độ tai nạn lao động theo Luật an toàn vệ sinh lao động 2015
Mọi thắc mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn và giải đáp.
- Đơn phương chấm dứt HĐLĐ có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
- Hồ sơ đề nghị hưởng chế độ tử tuất khi có thân nhân qua đời
- Quyền lợi BHYT khi khám chữa bệnh tại Sài Gòn
- Nhân viên bị kỷ luật sa thải thì có được làm hồ sơ hưởng TCTN
- Cách tính số tiền BHXH một lần mà trong quá trình đóng có thời gian nghỉ thai sản