Tại sao thẻ bảo hiểm y tế mã KC2 bị thay đổi thành KC4?
Xin tổng đài tư vấn giúp! Tôi đã phục vụ chiến trường Campuchia và được xuất ngũ sau 3 năm, đã hưởng chế độ 62. Mã BHYT của tôi là KC2 nhiều năm nay, giờ mã KC2 bị thay đổi thành KC4 vậy có đúng không? Tôi có được thay đổi lại KC2 không? Nếu tôi đi làm thêm bảo vệ cho 1 công ty thì có phải đóng tiền bảo hiểm y tế nữa không? Nếu có thì phải đóng bao nhiêu?
- Thay đổi mã quyền lợi bảo hiểm y tế từ KC2 thành KC4 theo quy định mới
- Thay đổi mức hưởng BHYT của người làm nghĩa vụ quốc tế tại Campuchia
Tổng đài tư vấn Bảo hiểm y tế trực tuyến: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn về Tại sao thẻ bảo hiểm y tế mã KC2 bị thay đổi thành KC4; đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, tại sao mã KC2 bị thay đổi thành KC4
Căn cứ Điểm 2.2 Công văn 4996/BHXH-CSYT quy định,
“2. Cấp và chuyển đổi mã quyền lợi trên thẻ BHYT
2.2. Trong thời gian chờ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1351/QĐ-BHXH ngày 16/11/2015 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quy định về mã số ghi trên thẻ BHYT, để thống nhất phương thức cấp mã trên toàn quốc, BHXH các tỉnh khẩn trương phối hợp với đơn vị quản lý đối tượng rà soát, hoàn thiện và lập danh sách đổi thẻ BHYT cho các đối tượng tham gia theo quy định tại Nghị định số 146/2018/NĐ-CP , cụ thể như sau:
– Đổi mức hưởng trên thẻ từ mã 2 sang mã 4 cho đối tượng người tham gia kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc quy định tại Khoản 5 Điều 3 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP (có mã đối tượng KC), nhưng không phải là đối tượng Cựu chiến binh quy định tại Khoản 4, Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.”
Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp bạn đã phục vụ tại chiến trường Campuchia và được xuất ngũ sau 3 năm, đã hưởng chế độ trợ cấp theo quyết định số 62/2011/QĐ-TTg nên mã KC trên thẻ BHYT của bạn thuộc đối tượng người tham gia kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc (Điểm b Khoản 5 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP). Vì vậy, mã thẻ BHYT của bạn ban đầu là KC2 bị thay đổi thành KC4 từ ngày 29/11/2018.
Thứ hai, có được thay đổi lại thành mã KC2 không
Theo lập luận trên, mã BHYT KC4 dành cho đối tượng là cựu chiến binh (đối tượng thuộc Khoản 4 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP), vậy nên, bạn là người tham gia kháng chiến và bảo vệ tổ quốc (đối tượng thuộc Khoản 5 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP) sẽ không được chuyển đổi sang mã KC2 này. Việc đổi mã thẻ đó là đúng quy định của pháp luật.
Do vậy, bạn không thể đổi lại mã thẻ KC4 thành KC2 được.
Thứ ba, đi làm tại công ty có phải đóng bảo hiểm nữa không
Căn cứ Điều 12 và Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế 2014
“Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);
b) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.”
“Điều 13. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
2. Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này.”
Theo các quy định trên, người lao động đã có thẻ BHYT theo nhóm đối tượng không phải là nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng thì khi đi làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn, hoặc hợp đồng có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì sẽ phải đóng BHYT theo doanh nghiệp.
Do bạn không nói rõ là đi làm bảo vệ theo hình thức có hợp đồng lao động hay không nên chúng tôi xin tư vấn như sau:
– Nếu không có hợp đồng lao động, bạn không phải đóng BHYT nữa.
– Nếu có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì phải đóng BHYT theo công ty.
Thứ tư, mức đóng bao nhiêu
Căn cứ theo Điểm a Khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định,
“Điều 7. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
1. Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng được quy định như sau:
a) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này
– Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế;
– Người lao động trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì mức đóng hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng của người lao động. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh;”
Theo các điều luật trên, khi tham gia đóng BHYT theo công ty thì hàng tháng, bạn sẽ phải đóng với mức tương đương với 1,5% tiền lương hàng tháng của mình.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về Tại sao thẻ bảo hiểm y tế mã KC2 bị thay đổi thành KC4; Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
-> Chế độ BHYT đối với người phục vụ người có công với cách mạng
- Các trường hợp không được hưởng chế độ ốm đau
- Hưởng chế độ thai sản khi đặt vòng tránh thai thì cần phải nộp giấy tờ gì?
- Đóng BHXH được 8 tháng thì có được hưởng chế độ thai sản không?
- Hưởng tiền thai sản khi sinh con cần những điều kiện gì?
- Mức hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động 61% mà mới 53 tuổi