Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất khi tài sản bị thiệt hại
Cho tôi hỏi khi nào tài sản bị thiệt hại thì doanh nghiệp được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất? Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xác định thiệt hại này thế nào?
- Có được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không?
- Người sử dụng lao động có được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội?
- Có phải đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc?
Tư vấn Bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi về tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất khi tài sản bị thiệt hại, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Về điều kiện tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất khi tài sản bị thiệt hại:
Căn cứ Khoản 1, 2 Điều 16 Nghị định 115/2015/NĐ-CP:
“Điều 16. Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Điều 88 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Các trường hợp tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
b) Gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa.
2. Điều kiện tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
Người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này, được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất khi có một trong các điều kiện sau:
a) Không bố trí được việc làm cho người lao động, trong đó số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội phải tạm thời nghỉ việc từ 50% tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh trở lên;
b) Bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa gây ra (không kể giá trị tài sản là đất).“
Theo đó, để tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất khi tài sản bị thiệt hại; doanh nghiệp của bạn cần đáp ứng một trong các điều kiện sau:
– Không bố trí được việc làm cho người lao động; trong đó số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội phải tạm thời nghỉ việc từ 50% tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh trở lên.
– Bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản; do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa gây ra (không kể giá trị tài sản là đất).
Về thủ tục tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất khi tài sản bị thiệt hại:
Căn cứ Khoản 2 Điều 28 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH:
“Điều 28. Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất
2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xác định số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội tạm thời nghỉ việc, giá trị tài sản bị thiệt hại quy định tại khoản 2 Điều 16 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được quy định như sau:
a) Thẩm quyền xác định số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội tạm thời nghỉ việc đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân địa phương quản lý do cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương xác định; đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ, ngành Trung ương quản lý do Bộ, ngành xác định, số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội tạm thời nghỉ việc được tính so với tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh.
Thẩm quyền xác định giá trị tài sản bị thiệt hại đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân địa phương quản lý do cơ quan tài chính địa phương xác định; đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ, ngành Trung ương quản lý do cơ quan tài chính của Bộ, ngành hoặc Bộ Tài chính xác định. Giá trị tài sản bị thiệt hại được tính so với giá trị tài sản theo báo cáo kiểm kê tài sản gần nhất trước thời điểm bị thiệt hại.
b) Người sử dụng lao động thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 16 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP, làm văn bản đề nghị kèm theo danh sách lao động tại thời điểm trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh và tại thời điểm đề nghị; danh sách lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội phải tạm thời nghỉ việc.
Người sử dụng lao động thuộc đối tượng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 16 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP, làm văn bản đề nghị kèm theo Báo cáo kiểm kê tài sản gần nhất trước thời điểm bị thiệt hại; Biên bản kiểm kê tài sản thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa.
c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị của người sử dụng lao động, cơ quan quy định tại điểm a khoản này có trách nhiệm xem xét, xác định và có văn bản trả lời người sử dụng lao động.
3. Người sử dụng lao động đảm bảo điều kiện quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 16 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP có văn bản đề nghị tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, kèm theo văn bản xác định số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội tạm thời nghỉ việc hoặc văn bản xác định giá trị tài sản bị thiệt hại gửi cơ quan bảo hiểm xã hội.
Tư vấn Bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
4. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Thời điểm tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất tính từ tháng người sử dụng lao động có văn bản đề nghị.“
Kết luận:
Doanh nghiệp của bạn đủ điều kiện làm thủ tục tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất khi tài sản bị thiệt hại như trên khi đáp ứng:
– Không bố trí được việc làm cho người lao động; trong đó số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội phải tạm thời nghỉ việc từ 50% tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh trở lên.
– Bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản; do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa gây ra (không kể giá trị tài sản là đất).
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Thủ tục tạm ngừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Khoản lương nào bắt buộc phải đóng bảo hiểm?
Nếu còn vấn đề thắc mắc; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn trực tiếp.