Nội dung câu hỏi:
Các bác cho em hỏi, em bị nợ lương và BHXH ở Công ty A 1 năm nay rồi, hiện em muốn sang Công ty B làm, nhưng Công ty A không chịu chốt sổ BHXH cho em, vậy Công ty B có thể báo tăng BHXH cho em không, khi Công ty B báo tăng thì BHXH ở Công ty A có tự động báo giảm không ạ.
- Thủ tục báo tăng bảo hiểm xã hội khi người lao động đi làm lại
- Báo tăng muộn thì đóng bảo hiểm xã hội như thế nào?
- Đã báo giảm nhân viên thì có tiến hành xin hưởng bảo hiểm thai sản cho họ không?
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi chúng tôi. Với câu hỏi Tăng bảo hiểm công ty mới thì công ty cũ có tự giảm không; Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Có thể đóng bảo hiểm xã hội ở nhiều công ty cùng lúc được không?
Tại khoản 1 Điều 42 Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH của bảo hiểm xã hội việt nam có quy định trường hợp người lao động có nhiều hợp đồng lao động cùng lúc như sau:
“Điều 42. Quản lý đối tượng
1. Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất, đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ.”
Theo quy định nêu trên, khi người lao động đồng thời có nhiều hợp đồng lao động thì người lao động sẽ tham gia đóng bảo hiểm xã hội ở đơn vị kí hợp đồng lao động đầu tiên chứ không được quyền đóng bảo hiểm xã hội ở nhiều các đơn vị đã kí hợp đồng lao động.
Tăng bảo hiểm công ty mới thì công ty cũ có tự giảm không
Việc thực hiện tất cả những thủ tục liên quan tới bảo hiểm cho người lao động như: đăng kí tham gia bảo hiểm lần đầu, báo tăng lao động khi đơn vị có người lao động mới, báo giảm lao động khi đơn vị có người lao động nghỉ việc …đều là các thủ tục do người sử dụng lao động thực hiện. chính vì thế, khi tăng bảo hiểm công ty mới thì bảo hiểm công ty cũ không tự giảm đi mà sẽ cùng đóng song song.
Tại cùng một thời điểm nếu người lao động vẫn trong danh sách tham gia bảo hiểm ở công ty cũ và công ty mới thì người lao động sẽ bị trùng bảo hiểm. Điều này sẽ gây rất nhiều phiền phức cho người lao động trong việc giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội sau này.
Kết luận:
Bạn bị nợ lương và nợ tiền đóng bảo hiểm ở công ty A một năm. Giờ bạn muốn chuyển sang làm việc ở công ty B và đóng bảo hiểm xã hội ở đó. Trước hết bạn nên yêu cầu công ty A báo giảm bảo hiểm cho bạn để quá trình đóng bảo hiểm của bạn không bị trùng. Sau này khi công ty A đóng đủ tiền bảo hiểm cho bạn thì công ty A sẽ chốt sổ cho bạn.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Tính mức hưởng BHXH một lần theo quy định mới nhất năm 2021
- Chế độ đối với trường hợp bị tai nạn lao động bị suy giảm 16%
- Nhận BHXH 1 lần thì có được nhận BHTN chưa hưởng không?
- Phạt công ty có người bị tai nạn lao động mà không thông báo, làm thủ tục liên quan
- Sinh con trái tuyến thành phố được hưởng bảo hiểm y tế như thế nào?