Tăng mức đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian mang thai
Cho em hỏi: Tăng mức đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian mang thai. Hiện tại tôi đang làm việc tại vị trí Nhân viên Hành chính – Nhân sự cho một công ty. Tuy nhiên, làm việc được một thời gian ngắn thì tôi phát hiện mình có thai. Trong thời gian mang thai này, mức lương thực nhận (Lương net) hàng tháng của tôi là 10 triệu. Trước đây tôi đóng bảo hiểm là 4.300.000 sau đó tôi có tăng mức lương đóng BHXH lên 10 triệu (bậc 5 – chuyên viên – TBL), điều chỉnh vị trí thành Chuyên viên Hành Chính Nhân Sự.
Như vậy, tôi có bị thanh tra hay không được hưởng chế độ thai sản vì trục lợi BHXH không? Nếu bị thanh tra thì có được hưởng chế độ thai sản ở mức 4 300 000 không?
- Thời gian đóng BHXH để tính điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con
- Hồ sơ hưởng chế độ thai sản năm 2018
- Tháng lương để tính trợ cấp một lần khi sinh con
Tư vấn Bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến tới Tổng đài tư vấn. Câu hỏi của bạn: Tăng mức đóng BHXH trong thời gian mang thai, chúng tôi tư vấn như sau :
Căn cứ tại Khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội như sau:
“2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.”
Như vậy, mức lương đóng bảo hiểm xã hội sẽ căn cứ vào hợp đồng lao động được ký kết giữa người lao động và người sử dụng lao động. Lương của người lao động được quy định phù hợp với thang bảng lương mà người sử dụng lao động đã đăng ký với Phòng lao động – thương binh và xã hội.
Theo đó; trong thời gian mang thai bạn được tăng mức lương đóng BHXH từ 4 300 000 đồng lên 10 000 000 đồng cho vị trí chuyên viên hành chính nhân Sự. Sở dĩ bạn tăng mức đóng bảo hiểm là do vị trí, tính chất công việc mà bạn đang làm có sự thay đổi.
Việc xác định tăng mức đóng bảo hiểm này có phải là trục lợi hay không thì phải căn cứ theo thang bảng lương, hiệu quả làm việc của bạn cũng như có sự tương đương về mức lương với người lao động có cùng vị trí trong công ty. Cụ thể:
+ Trường hợp; mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm của bạn cao hơn so với những người lao động khác cùng vị trí, trường hợp này được coi là trục lợi bảo hiểm và sau này khi giải quyết chế độ thai sản bên cơ quan bảo hiểm xã hội cũng không giải quyết hồ sơ này theo mức lương 10 triệu mà sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ để giải quyết theo quy định của pháp luật.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
+ Trường hợp, mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm là 10 000 000 đồng có sự phù hợp với thang bảng lương cũng như tính chất công việc của bạn và của những người lao động khác cùng vị trí, tính chất thì không được coi là trục lợi bảo hiểm và khi giải quyết chế độ thai sản thì mức hưởng sẽ căn cứ vào mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc (theo điểm a Khoản 1 Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội 2014).
Trên đây là bài viết tư vấn về: Tăng mức đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian mang thai. Ngoài ra; bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác tại: Cách tính mức hưởng chế độ thai sản cho lao động nữ nghỉ sinh con
Trong quá trình giải quyết về: Tăng mức đóng BHXH trong thời gian mang thai. Nếu có vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn
- Các đối tượng người có công được cấp thẻ BHYT có mã CC
- Hưởng trợ cấp thôi việc thì có được hưởng lương hưu nữa không?
- Đóng bảo hiểm bao lâu được hưởng chế độ thai sản khi sinh con?
- Trách nhiệm lập danh sách cấp thẻ BHYT cho dân công hỏa tuyến
- Thanh toán chi phí khám chữa bệnh khi tham gia BHYT 5 năm liên tục