Tham gia 9 năm 7 tháng được hưởng lương thất nghiệp thế nào?
Xin chào bộ phận tư vấn bảo hiểm thất nghiệp! Mọi người cho em hỏi với ạ. Em tham gia bảo hiểm ở công ty được 9 năm 7 tháng. Giờ em nghỉ thì được hưởng mấy tháng lương bảo hiểm thất nghiệp ạ. Em xin cảm ơn.
- Hưởng bảo hiểm thất nghiệp ở nơi khác nơi đóng tiền bảo hiểm
- Hưởng bảo hiểm thất nghiệp và trình báo về việc tìm kiếm việc làm
- Thời hạn nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định
Tư vấn Bảo hiểm thất nghiệp:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ pháp luật: Khoản 2 Điều 50 Luật việc làm năm 2013 quy định:
“Điều 50. Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp
2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.“
Theo quy định này. Cách tính số tháng được hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động dựa vào thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp. nếu người lao động đóng từ 1 năm tới 3 năm đều được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp. Với những người lao động đóng trên 3 năm bảo hiểm thất nghiệp, ví dụ 4 năm sẽ được hưởng 4 tháng trợ cấp thất nghiệp, đóng 7 năm sẽ được hưởng 7 tháng trợ cấp thất nghiệp, đóng 9 năm sẽ được hưởng 9 tháng trợ cấp thất nghiệp.
Tuy nhiên, với những trường hợp đóng bảo hiểm thất nghiệp không tròn năm, ví dụ đóng 9 năm 7 tháng bảo hiểm thì số tháng lẻ của người lao động được quy định tại điểm c khoản 2 điều 9 thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
“Điều 9. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
2. Các trường hợp người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu, bao gồm:
c) Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp khi người lao động có những tháng lẻ chưa giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp được thực hiện theo quy định tại Khoản 7 Điều 18 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP.
VIDEO: MỨC HƯỞNG BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP MỚI NHẤT
Tại khoản 7 Điều 18 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP có quy định:
“Điều 18. Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp
7. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 50 Luật Việc làm. Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 36 tháng thì những tháng lẻ chưa giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.”
Theo những quy định vừa nêu, có thể thấy rằng, những tháng lẻ khi người lao động thực hiện thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ được bảo lưu lại để cộng dồn vào lần tham gia bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo. Số tháng lẻ khi hưởng trợ cấp thất nghiệp được bảo lưu chứ không được làm tròn giống như khi người lao động thực hiện thủ tục rút bảo hiểm xã hội một lần.
Như vậy, trường hợp bạn đóng bảo hiểm được 9 năm 7 tháng, khi bạn làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp, trung tâm dịch vụ việc làm sẽ giải quyết cho bạn hưởng 9 tháng trợ cấp thất nghiệp tương đương với 9 năm đã đóng bảo hiểm thất nghiệp của bạn. 7 tháng lẻ còn dư lại sẽ được bảo lưu và cộng dồn vào lần tham gia bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo của bạn.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
- Cấp lại sổ khi hưởng bảo hiểm một lần mà chưa hưởng bảo hiểm thất nghiệp
- Quy định về thời gian và mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp
- Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp được tính như thế nào?
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc về: Tham gia 9 năm 7 tháng được hưởng lương thất nghiệp thế nào; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Lao động nữ sinh con thứ 3 có được hưởng chế độ thai sản
- Hoàn trả tiền đóng BHXH khi có thời gian đóng trùng
- Quyền lợi được hưởng cho người lao động nghỉ hưu theo diện tinh giảm biên chế
- Khám mắt sử dụng thẻ BHYT hộ nghèo có được chi trả không?
- Hồ sơ để giải quyết chế độ ốm đau, dưỡng sức sau ốm đau cho người lao động