Tham gia bảo hiểm khi không giao kết hợp đồng lao động
Xin chào anh chị tư vấn. Tôi muốn tư vấn về tham gia bảo hiểm khi không giao kết hợp đồng lao động. Công ty ký hợp đồng miệng với tôi; thời hạn 06 tháng (từ 01/01/2021 đến 30/06/2021), mức lương 5.000.000 đồng/tháng. Ngày 1/02/2021, khi lãnh lương, tôi bị trừ hết 525.000 đồng. Theo công ty: tôi được công ty tham gia bảo hiểm tháng 1/2021.
Công ty làm như vậy có đúng không? Cơ quan bảo hiểm xã hội căn cứ vào những loại giấy tờ nào? Công ty tôi có trụ sở chính tại Hà Nội, có chi nhánh ở quận Gò Vấp (Hồ Chí Minh). Chi nhánh tại Gò Vấp có giấy phép kinh doanh. Vậy tôi có thể tham gia bảo hiểm xã hội ở quận Gò Vấp không? Mong anh chị tư vấn giúp tôi, tôi xin chân thành cảm ơn!
- Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Tham gia BHYT cho một người thuộc nhiều đối tượng
- Mức đóng bảo hiểm y tế khi làm việc tại doanh nghiệp
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi về tham gia bảo hiểm khi không giao kết hợp đồng lao động; chúng tôi xin trả lời như sau:
Về hình thức hợp đồng lao động:
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Bộ luật lao động năm 2019:
“Điều 14. Hình thức hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.“
Như vậy, chỉ đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 1 tháng các bên có thể giao kết bằng lời nói. Còn các hợp đồng khác phải được lập thành văn bản. Trong trường hợp của bạn: bạn với công ty giao kết hợp đồng thời hạn 06 tháng; nhưng hai bên chỉ giao kết bằng lời nói. Như vậy, hình thức của hợp đồng không đúng với quy định của pháp luật.
Về điều kiện tham gia bảo hiểm xã hội:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;“
Như vậy:
Người lao động giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản thì thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội.
Trong trường hợp của bạn: bạn giao kết hợp đồng nhưng không lập thành văn bản. Do đó bạn không đủ căn cứ để tham gia bảo hiểm xã hội. Để đảm bảo quyền lợi của mình, bạn có thể yêu cầu công ty giao kết hợp đồng bằng văn bản cho mình. Còn đối với việc công ty đã đóng bảo hiểm tháng 1/2019 thì thời gian này sẽ coi được là thời gian đóng bảo hiểm xã hội của bạn.
Về nơi tham gia bảo hiểm:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Quyết định 595/QĐ- BHXH:
“Điều 3. Phân cấp quản lý
1. Thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN
1.1. BHXH huyện:
a) Thu tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN của đơn vị đóng trụ sở trên địa bàn huyện theo phân cấp của BHXH tỉnh.
Điều 7. Phương thức đóng theo quy định tại Điều 85, Điều 86 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
3. Đóng theo địa bàn
3.1. Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của BHXH tỉnh
3.2. Chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào thì đóng BHXH tại địa bàn đó.”
Như vậy, người lao động làm việc ở đâu thì tham gia bảo hiểm ở nơi mà đơn vị đóng trụ sở. Trong trường hợp của bạn: bạn ký hợp đồng lao động tại trụ sở Hà Nội. Do đó bạn sẽ tham gia đóng bảo hiểm tại cơ quan bảo hiểm xã hội quận; nơi công ty bạn đặt trụ sở.
Đối với chi nhánh tại quận Gò Vấp; chi nhánh này có đăng ký giấy phép kinh doanh. Do đó người lao động giao kết hợp đồng với chi nhánh sẽ tham gia bảo hiểm tại Cơ quan bảo hiểm xã hội quận Gò Vấp. Do đó nếu bạn muốn tham gia ở Gò Vấp: bạn cần chấm dứt hợp đồng với trụ sở Hà Nội và ký hợp đồng lao động với chi nhánh.
Tổng đài tư vấn Bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 19006172
Kết luận:
Tóm lại, nếu bạn muốn tham gia bảo hiểm xã hội; bạn cần giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản. Việc công ty giao kết hợp đồng thời hạn 06 tháng bằng lời nói là không đúng quy định pháp luật. Do đó bạn có thể yêu cầu công ty giao kết hợp đồng bằng văn bản.
Trên đây là giải đáp về vấn đề: Tham gia bảo hiểm khi không giao kết hợp đồng lao động.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm vấn đề Tham gia bảo hiểm khi không giao kết hợp đồng tại các bài viết:
Tự đóng tiếp bảo hiểm xã hội có được hưởng chế độ thai sản khi sinh?
Cấp lại sổ bảo hiểm xã hội do bị rách như thế nào?
Nếu còn vấn đề vướng mắc về tham gia bảo hiểm khi không giao kết hợp đồng lao động; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Có chi trả chi phí khi đi khám, chữa bệnh vào thứ 7 hay không?
- Thời điểm nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản là bao giờ?
- Khả năng lao động bị suy giảm bao nhiêu % thì được rút tiền BHXH 1 lần?
- Tai nạn lao động chết người thì gia đình được hưởng chế độ trợ cấp gì?
- Bị bệnh đột quỵ có được rút BHXH 1 lần luôn không?