Tham gia bảo hiểm xã hội khi đang làm việc cùng lúc tại hai công ty
Xin cho hỏi về vấn đề tham gia bảo hiểm xã hội khi đang làm việc cùng lúc tại hai công ty. Hiện nay, tôi đang làm việc cho 2 doanh nghiệp tại Hà Nội. Công ty thứ nhất tôi ký hợp đồng lao động từ 1/2017, lương trên hợp đồng lao động của tôi là 7.500.000 đồng/tháng. Sau đó tôi ký HĐLĐ với công ty thứ hai, tôi được trả 5.000.000 đồng/tháng.
Vậy, tôi có phải tham gia BHXH bắt buộc ở cả hai công ty không? Nếu chỉ đóng ở 1 nơi thì có được hưởng tiền bảo hiểm vào lương không? Khi tôi bị tai nạn lao động thì bên nào có trách nhiệm làm hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm cho tôi?
Vấn đề tham gia bảo hiểm xã hội khi đang làm việc cùng lúc tại hai công ty của bạn Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, tham gia bảo hiểm xã hội khi đang làm việc cùng lúc tại hai công ty
Điểm a Khoản 1 Điều 4 Nghị định 44/2013/NĐ-CP quy định như sau:
“Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.”
Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 42 Quyết định 595/QĐ- BHXH cũng quy định:
“1. Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất, đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ.”
Như vậy, bạn đồng thời có 02 HĐLĐ với 02 đơn vị khác nhau nên sẽ đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên; đóng BHYT theo HĐLĐ thứ nhất (vì có mức tiền lương cao nhất). Riêng về BHTNLĐ, BNN bạn phải đóng theo từng HĐLĐ.
Thứ hai, về việc có được hưởng tiền bảo hiểm vào lương
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 168 Bộ Luật lao động 2019 về tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thì:
“3. Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.”
Theo đó, bạn được công ty thứ 2 chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Xử phạt khi không trả tiền bảo hiểm vào lương
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Thứ ba, về trách nhiệm làm hồ sơ hưởng trợ cấp TNLĐ cho bạn
Căn cứ Khoản 2 và Khoản 3 Điều 11 Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH quy định về trách nhiệm làm hồ sơ hưởng trợ cấp TNLĐ trong trường hợp của bạn như sau:
– Nếu bạn bị tai nạn lao động thì đơn vị nơi phân công nhiệm vụ, công việc cho bạn sẽ chịu trách nhiệm lập hồ sơ và đề nghị giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động.
– Nếu bạn bị tai nạn trên đường đi từ nơi làm việc của đơn vị này đến nơi làm việc của đơn vị khác mà được xác định là tai nạn lao động, thì đơn vị nơi bạn đến làm việc được xác định là đơn vị nơi bạn bị tai nạn lao động và người sử dụng lao động của đơn vị đó phải chịu trách nhiệm lập hồ sơ và đề nghị giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động cho bạn.
Trên đây là quy định của pháp luật về đóng bảo hiểm xã hội khi đang làm việc cùng lúc tại hai công ty.
Nếu còn vướng mắc về tham gia bảo hiểm xã hội khi đang làm việc cùng lúc tại hai công ty; xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến về bảo hiểm xã hội 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
-> Làm việc 14 ngày trở lên có được đóng bảo hiểm xã hội?
- Trợ cấp một lần khi vợ có đóng BHXH nhưng không được hưởng thai sản
- Thanh toán lại chi phí điều trị khi không mang thẻ bảo hiểm y tế
- Trễ hạn nhận quyết định hưởng TCTN do dịch bệnh thì giải quyết thế nào?
- Bảo lưu thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi có việc làm
- Cộng dồn thời gian đóng để nhận trợ cấp thất nghiệp