Tham gia bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc theo quy định?
Trung tâm hãy giúp mình giải đáp vấn đề này với được không ạ: Tham gia bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc theo quy định? Mình tham gia bảo hiểm tại cơ quan được 3 năm (2016-2018). Do hoàn cảnh và điều kiện cuộc sống mình xin nghỉ việc ở cơ quan đó. Mình có sổ bảo hiểm nhưng giờ mình không biết cách duy trì bảo hiểm, vì hiện nay mình chưa xin việc vào doanh nghiệp hay cơ quan nào cả. Trung tâm có thể tư vấn giúp mình cách tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội như nào được không ạ? Mình chân thành cảm ơn!
- Điều kiện và thủ tục đóng bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ hưu trí
- Hưởng bảo hiểm xã hội một lần sau một năm nghỉ việc
- Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần có cần quyết định nghỉ việc?
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Với trường hợp của bạn về vấn đề: Tham gia bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc; Tổng đài tư vấn xin trả lời như sau:
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn đã đóng bảo hiểm xã hội được 3 năm, đã nghỉ việc; và chưa xin vào cơ quan nào làm việc. Bạn không biết cách duy trì bảo hiểm như thế nào. Chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội:
Căn cứ Điều 61 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
“Điều 61. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội
Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.”
Theo quy định trên, trong trường hợp bạn đã đóng bảo hiểm xã hội được 3 năm và nghỉ việc thì bạn có thể lựa chọn cách bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Sau này, khi đi làm ở công ty mới thì quãng thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước đó của bạn sẽ được cộng dồn vào công ty mới.
Thứ hai, tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Trong thời gian bạn chưa đi làm ở công ty nào, bạn có thể tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để sau này hưởng lương hưu và chế độ tử tuất.
Về thủ tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Căn cứ Điều 24 Quyết định 595/QĐ- BHXH quy định như sau:
“Điều 24. Đăng ký, đăng ký lại, điều chỉnh đóng BHXH tự nguyện; cấp sổ BHXH
1. Thành phần hồ sơ:
1.1. Người tham gia: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
1.2. Đại lý thu/Cơ quan BHXH (đối với trường hợp người tham gia đăng ký trực tiếp tại cơ quan BHXH): Danh sách người tham gia BHXH tự nguyện (Mẫu D05-TS).
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.”
Theo quy định trên, để đăng ký tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bạn chỉ cần chuẩn bị:
+) Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
+) Số lượng: 1 bộ
Bạn nộp hồ sơ lên cơ quan bảo hiểm xã hội quận( huyện) nơi bạn đang cư trú để cơ quan bảo hiểm xã hội lập danh sách người tham gia bảo hiểm xã hội lập danh sách người tham gia BHXH tự nguyện (Mẫu D05-TS).
Về mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Căn cứ Điều 87 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
“Điều 87. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
1. Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
2. Người lao động được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:
a) Hằng tháng;
b) 03 tháng một lần;
c) 06 tháng một lần;
d) 12 tháng một lần;
đ) Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định tại Điều này.“
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy, theo quy định trên bạn có thể lựa chọn mức đóng và phương thức đóng như sau:
+) Mức đóng: Đóng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn. Mức thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn: 700.000 đồng ( căn cứ Điều 1 Quyết định 59/2015/QĐ-TTg ). Mức cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở: 20x 1.490.000= 29.800.000 đồng.
+) Phương thức đóng: bạn có thể lựa chọn 1 trong những phương thức đóng như sau: Đóng hằng tháng; đóng 03 tháng một lần; đóng 06 tháng một lần; đóng 12 tháng một lần; hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định tại Điều này
Kết luận:
Bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 cách sau để tham gia bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc:
+) Bảo lưu quá trình đóng đến khi làm việc ở công ty mới. Thời gian đóng bảo hiểm đã được bảo lưu sẽ được cộng dồn vào công ty mới. Hoặc;
+) Tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Trên đây là giải đáp về vấn đề: Tham gia bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
Mức đóng và phương thức đóng BHXH tự nguyện theo Luật mới
Mức thu nhập tháng tối đa và tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội
Nếu còn vướng mắc về tham gia bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc. Bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Nghỉ ngang ở công ty cũ có nhận BHTN ở công ty mới được không
- Đóng BHXH bao nhiêu tháng trước sinh thì được hưởng thai sản
- Điều kiện hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh khi quay lại làm việc
- Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện có được về hưu trước tuổi không?
- Được cộng dồn thời gian đóng khi nghỉ việc nhưng chưa hưởng BHTN