19006172

Tham gia BHYT cho đối tượng tu sĩ năm 2023 như thế nào?

Tham gia BHYT cho đối tượng tu sĩ năm 2023 như thế nào?

Tham gia BHYT cho đối tượng tu sĩ năm 2023 như thế nào? Xin chào tổng đài tư vấn, gần nhà tôi có mấy người tu sĩ mới tạm trú tại địa phương và đã được cấp sổ tạm trú theo KT3. Bây giờ họ muốn tham gia BHYT thì sẽ tham gia theo đối tượng nào? Cùng lúc đóng cho nhiều người thì có được giảm giá đóng không? Trường hợp này có thể lựa chọn đóng 6 tháng một lần được không vậy? Mong tổng đài tư vấn giúp tôi, tôi xin cảm ơn rất nhiều vì đã nhiệt tình tư vấn và hỗ trợ.



Tham gia BHYT cho đối tượng tu sĩ

Tổng đài tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, tham gia BHYT cho đối tượng tu sĩ

Căn cứ tại Điểm a Khoản 3 Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 5. Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình

3. Các đối tượng sau đây được tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình:

a) Chức sắc, chức việc, nhà tu hành

b) Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế.”

Theo đó, đối tượng chức sắc, chức viện, nhà tu hành được tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình. Mà các tu sĩ được coi là nhà tu hành.

Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; gần nhà bạn có mấy người tu sĩ mới đến tạm trú tại địa phương và đã được cấp sổ tạm trú theo KT3. Bây giờ họ muốn tham gia BHYT thì họ sẽ được tham gia BHYT theo đối tượng tự nguyện hộ gia đình.

Thứ hai, về vấn đề giảm trừ mức đóng BHYT

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:

“Điều 7. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế

1. Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng được quy định như sau:

e) Mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm này được thực hiện khi các thành viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính.”

Theo quy định trên thì nhà tu hành tham gia BHYT theo hộ gia đình sẽ được giảm trừ mức đóng khi các thành viên cùng tham gia trong năm tài chính. Theo đó, dẫn chiếu đến trường hợp của bạn thì những tu sĩ cùng lúc tham gia BHYT sẽ được giảm trừ mức đóng theo quy định.

Hiện nay mức lương cơ sở theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP là 1.490.000 đồng/tháng nên mức đóng bảo hiểm y tế như sau:

Người thứ nhất: 804.600 đồng/năm.

Người thứ hai: 563.220 đồng/năm.

Người thứ ba: 482.760 đồng/năm.

Người thứ tư: 402.300 đồng/năm.

Người thứ năm trở đi: 321.840 đồng/năm. 

Thứ ba, về phương thức đóng BHYT 6 tháng một lần 

Căn cứ theo quy định tại Khoản 7 Điều 9 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:

“Điều 9. Phương thức đóng bảo hiểm y tế của một số đối tượng

7. Đối với đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình quy định tại Điều 5 Nghị định này: Định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, người đại diện hộ gia đình hoặc thành viên hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế nộp tiền đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.”

Theo quy định trên thì các tu sĩ khi tham gia BHYT có thể đóng định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng. Do đó, bạn có thể lựa chọn đóng BHYT định kỳ 6 tháng một lần.

Trên đây là bài viết về vấn đề Tham gia BHYT cho đối tượng tu sĩ năm 2023 như thế nào? Nếu còn vướng mắc xin vui lòng liên hệ Dịch vụ tư vấn trực tuyến về bảo hiểm y tế 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

->Quyền lợi khi mua bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình

luatannam