Tham gia đóng BHXH tự nguyện cho thời gian còn thiếu để về hưu
Bố em đã được 60 tuổi nhưng mới đóng bảo hiểm được có 9 năm 7 tháng ở công ty. Giờ bố em có thể đóng BHXH tự nguyện cho thời gian còn thiếu là có thể hưởng lương hưu luôn đúng không? Nếu vậy thì thủ tục tham gia tự nguyện như thế nào? Có phải đóng theo mức khi bố em còn đang làm việc ở công ty không ạ? Khi hưởng lương hưu thì bố em có được nhân thêm hệ số trượt giá cho 10 năm tham gia đóng BHXH tự nguyện 1 lần để nhận lương hưu không?
- Dịch vụ tính chế độ hưu trí chính xác 100%
- Có thể thay đổi mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện không?
- Mức hưởng lương hưu hằng tháng khi đóng BHXH tự nguyện
Luật sư tư vấn chế độ hưu trí trực tuyến 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, về việc đóng BHXH tự nguyện một lần để hưởng lương hưu
Theo như thông tin bạn cung cấp, bố bạn hiện tại đã đủ 60 tuổi và đóng được 9 năm 7 tháng Bảo hiểm xã hội, nay muốn đóng thêm Bảo hiểm xã hội tự nguyện để về hưu thì:
– Căn cứ Khoản 2 Điều 169 Bộ luật lao động năm 2019 thì năm 2023 thì tuổi về hưu của lao động nam là 60 tuổi 9 tháng. Hiện tại bố bạn 60 tuổi nên cần chờ thêm 9 tháng nữa mới đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu.
– Về thời gian đóng Bảo hiểm xã hội thì căn cứ vào Điều 73 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì cần đóng ít nhất 20 năm để được hưởng lương hưu, nhưng bố bạn mới đóng được 9 năm 7 tháng nên còn thiếu 10 năm 5 tháng nữa.
Bên cạnh đó, căn cứ Điểm e Khoản 1 Điều 9 Nghị định 134/2015/ NĐ-CP như sau:
“1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
e) Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.”
Do đó, trường hợp bố bạn mới đóng BHXH được 9 năm 7 tháng thiếu 10 năm 5 tháng và bố bạn cũng cần phải chờ thêm 9 tháng nữa cho đủ 60 tuổi 9 tháng để về hưu. Vậy, bố bạn cần đóng tiếp BHXH tự nguyện từ giờ cho đến 60 tuổi 9 tháng khi đó sẽ được 10 năm 4 tháng BHXH. Tại thời điểm đủ 60 tuổi 9 tháng, bố bạn chỉ còn thiếu 9 năm 8 tháng đóng BHXH nên bố bạn được quyền đóng 1 lần cho 9 năm 8 tháng còn thiếu để được hưởng lương hưu.
Thứ hai, quy định về thủ tục tham gia đóng BHXH tự nguyện
Trình tự – thủ tục đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện thực hiện theo các bước tại Điều 24 Quyết định 595/2017/QĐ-BHXH và Quyết định 222/2021/QĐ-BHXH như sau:
B1. Về thành phần hồ sơ bạn cần chuẩn bị:
Căn cứ khoản 1 Điều 24 Quyết định 595/QĐ- BHXH quy định về thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu:
– Người tham gia: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
– Đại lý thu/Cơ quan BHXH (đối với trường hợp người tham gia đăng ký trực tiếp tại cơ quan BHXH): Danh sách người tham gia BHXH tự nguyện (Mẫu D05-TS).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Lưu ý: Khi nộp hồ sơ bạn cần mang theo Căn cước công dân và Sổ hộ khẩu.
B2. Bạn nộp bộ hồ sơ nêu trên đến Cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi cư trú để được giải quyết
B3: Cơ quan Bảo hiểm xã hội tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định của pháp luật.
– Thời gian giải quyết hồ sơ: 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lần đầu
– Lệ phí: Không mất
B4. Nhận kết quả giải quyết gồm: Sổ BHXH;
– Người tham gia đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH: nhận kết quả tại Bộ phận Một cửa của cơ quan BHXH hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp hoặc qua dịch vụ bưu chính.
– Người tham gia đóng trực tiếp cho Đại lý thu: nhận kết quả tại Đại lý thu.
– Đối với người tham gia đóng thông qua ngân hàng hoặc hệ thống tiện ích thông minh theo phương thức đăng ký nhận kết quả theo hình thức đăng ký.
Thứ ba, mức đóng BHXH tự nguyện
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 87 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
“Điều 87: Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
1. Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế – xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.”
Như vậy, về mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hằng tháng sẽ là 22% mức thu nhập tháng do bạn lựa chọn để đóng và mức thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn (1.500.000 đồng); mức cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở (mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng), tương đương 29.800.000 đồng.
Do đó, khi bố bạn tham gia đóng BHXH tự nguyện thì bố bạn được tự kê khai thu nhập để đóng không bắt buộc phải đóng theo mức lương ở công ty cũ mà bố bạn đóng trước đó.
Lưu ý: Bạn khi tham gia đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được hỗ trợ tiền đóng theo quy định tại Điều 14 Nghị định 134/2015/NĐ-CP với các mức như sau:
– Bằng 30% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ nghèo; (99.000 đồng/tháng)
– Bằng 25% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ cận nghèo; (82.500 đồng/tháng)
– Bằng 10% đối với các đối tượng khác (33.000 đồng/tháng)
Thứ tư, quy định về vấn đề nhân hệ số trượt giá khi tính hưởng lương hưu
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 4 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định:
“Điều 4. Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội
3. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng một lần cho những năm còn thiếu theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 9 Nghị định này thì mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, trong đó thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo phương thức đóng một lần cho những năm còn thiếu nhận mức điều chỉnh bằng 1 (một).”
Như vậy , theo quy định trên thì khi đóng BHXH 1 lần cho 10 năm còn thiếu để hưởng lương hưu thì bố bạn được hưởng hệ số trượt giá với mức điều chỉnh bằng 1.
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Dịch vụ tư vấn chế độ hưu trí trực tuyến 24/7: 19006172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
--> Đóng BHXH tự nguyện thì phải có điều kiện gì mới được hưởng lương hưu?
- Đủ tuổi về hưu vào tháng 12 thì áp dụng chế độ hưu trí của năm nào?
- Cách tính mức hưởng chế độ thai sản khi sẩy thai
- Hồ sơ để được thanh toán lại chi phí khám chữa bệnh do quên thẻ BHYT
- Cộng nối thời gian tham gia bảo hiểm xã hội khi đã được trả trợ cấp
- Có được tự mang bìa sổ đi nhận tiền TCTN khi chưa chốt sổ không?