19006172

Thẩm quyền quyết định hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp sau khi TNLĐ

Thẩm quyền quyết định hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp sau khi TNLĐ

Xin chào tổng đài tư vấn, cho em hỏi về vấn đề ai có quyền quyết định hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quay lại làm việc? Trình tự giải quyết hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động được quy định như thế nào? Mong tổng đài tư vấn giúp tôi với ạ, xin cảm ơn rất nhiều.



Thẩm quyền quyết định hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp

 Luật sư tư vấn chế độ tai nạn lao động trực tuyến 24/7: 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, thẩm quyền quyết định hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp từ 15/09/2020

Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Nghị định 88/2020/NĐ-CP như sau:

“Điều 13. Mức và thẩm quyền quyết định hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp

1. Học phí quy định tại khoản 2 Điều 55 của Luật An toàn, vệ sinh lao động được tính trên cơ sở giá dịch vụ đào tạo nghề theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định hỗ trợ cho từng đối tượng như sau:

a) Mức hỗ trợ tối đa là 50% mức học phí, nhưng không quá 15 lần mức lương cơ sở;

b) Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là hai lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ một lần.”

Như vậy, theo quy định của Nghị định 88/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày15/09/2020 thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ có quyền quyết định hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc.

Thứ hai, trình tự giải quyết hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động

Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 15. Trình tự giải quyết hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp

1. Người sử dụng lao động nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 14 Nghị định này cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiến hành thẩm định hồ sơ, quyết định việc hỗ trợ theo Mẫu số 04 tại Phụ lục của Nghị định này và gửi quyết định (kèm theo dữ liệu danh sách hỗ trợ) cho cơ quan Bảo hiểm xã hội. Trường hợp không hỗ trợ thì phải trả lời bằng văn bản cho người sử dụng lao động và nêu rõ lý do.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được quyết định hỗ trợ của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm chi trả kinh phí hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người sử dụng lao động. Trường hợp không chi trả thì phải trả lời bằng văn bản cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và nêu rõ lý do.”

Như vậy, theo quy định trên thì người sử dụng lao động sẽ nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiến hành thẩm định hồ sơ, quyết định việc hỗ trợ và gửi quyết định (kèm theo dữ liệu danh sách hỗ trợ) cho cơ quan Bảo hiểm xã hội trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định. Trường hợp không hỗ trợ thì phải trả lời bằng văn bản cho người sử dụng lao động và nêu rõ lý do.

Sau đó, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được quyết định hỗ trợ của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm chi trả kinh phí hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người sử dụng lao động. Trường hợp không chi trả thì phải trả lời bằng văn bản cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và nêu rõ lý do.

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.

Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp cho NLĐ năm 2020

Điều kiện hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động

luatannam