19006172

Thân nhân có thể tham gia cuộc họp công bố Biên bản điều tra TNLĐ không?

Thân nhân có thể tham gia cuộc họp công bố Biên bản điều tra TNLĐ không?

Em muốn hỏi cuộc họp công bố biên bản điều tra TNLĐ mà người lao động không đến được thì thân nhân có thể được dự thay không và có thể tiến hành được không ạ? Nếu có người không thống nhất với nội dung biên bản điều tra TNLĐ thì phải làm sao thế ạ? Cảm ơn tổng đài.



 

tham gia cuộc họp công bố Biên bản điều tra TNLĐ

Tư vấn chế độ tai nạn lao động trực tuyến 24/7: 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn về Thân nhân có thể tham gia cuộc họp công bố Biên bản điều tra TNLĐ không đã được đội ngũ luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, Thân nhân có thể tham gia cuộc họp công bố Biên bản điều tra TNLĐ không?

Căn cứ theo quy định Khoản 7 Điều 13 Nghị định 39/2016/NĐ-CP có quy định:

“Điều 13. Quy trình, thủ tục Điều tra tai nạn lao động của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở

7. Thành phần cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động bao gồm:

a) Trưởng đoàn Điều tra tai nạn lao động;

b) Người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản;

c) Thành viên Đoàn Điều tra tai nạn lao động;

d) Người bị nạn hoặc đại diện thân nhân người bị nạn, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn;

đ) Đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập Công đoàn cơ sở”.

Như vậy, theo quy định trên thì một trong số những thành phần tham gia cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động là người bị nạn hoặc đại diện thân nhân người bị nạn, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn.

Do đó, trường hợp của bạn thì đại diện thân nhân có thể tham dự cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động thay cho người lao động bị nạn.

Thứ hai, cách giải quyết khi không thống nhất với nội dung biên bản điều tra TNLĐ

Căn cứ theo quy định Khoản 8 và Khoản 9 Điều 13 Nghị định 39/2016/NĐ-CP có quy định:

“Điều 13. Quy trình, thủ tục Điều tra tai nạn lao động của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở

8. Thành viên dự họp có ý kiến không nhất trí với nội dung Biên bản Điều tra tai nạn lao động thì được ghi ý kiến và ký tên vào Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động.

tham gia cuộc họp công bố Biên bản điều tra TNLĐ

9. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động, Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở gửi Biên bản Điều tra tai nạn lao động, Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động tới người bị tai nạn lao động hoặc thân nhân người bị nạn; Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động có người bị nạn đặt trụ sở chính; Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi xảy ra tai nạn lao động.”

Như vậy, theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; nếu các thành viên dự họp có ý kiến không nhất trí với nội dung Biên bản Điều tra tai nạn lao động thì sẽ được ghi ý kiến và ký tên vào Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động.

Trên đây là bài viết về vấn đề Thân nhân có thể tham gia cuộc họp công bố Biên bản điều tra TNLĐ không? Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết sau đây:

Xử phạt hành chính khi công ty không điều tra tai nạn lao động

Lập biên bản điều tra tai nạn lao động trước hay hồ sơ giám định sức khỏe trước?

Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề gì thắc mắc Thân nhân có thể tham gia cuộc họp công bố Biên bản điều tra TNLĐ không; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp

luatannam