Phục vụ người nhiễm chất độc da cam có được cấp thẻ BHYT?
Phục vụ người nhiễm chất độc da cam có được cấp thẻ BHYT? Anh trai ruột của tôi từng tham gia kháng chiến chống Mỹ bị nhiễm chất độc da cam và là thương binh suy giảm 61% khả năng lao động. Hiện nay anh tôi được nhà nước cấp thẻ BHYT cho người có công và không mất chi phí khám chữa bệnh. Anh tôi không có gia đình cũng không có con nên hiện nay chung sống với gia đình tôi và do tôi trực tiếp chăm sóc và hiện nay đã già yếu.
Tôi nghe nói đối với người có thân nhân là người có công với cách mạng thì sẽ được nhà nước cấp thẻ BHYT và cũng được miễn phí tiền khám chữa bệnh có đúng không?
- Hồ sơ xin cấp thẻ BHYT đối với người có công với cách mạng
- Trường hợp đổi thẻ BHYT đối với người có công với cách mạng
- Thân nhân người nhiễm chất độc da cam có được được cấp thẻ bảo hiểm y tế?
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Với câu hỏi của bạn về phục vụ người nhiễm chất độc da cam có được cấp thẻ BHYT; Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Theo quy định tại Khoản 11 và Khoản 12 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, thì nhóm thân nhân của người có công với cách mạng được ngân sách Nhà nước đóng BHYT, bao gồm:
– Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;
– Thân nhân của người có công với cách mạng (trừ thân nhân của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ), bao gồm:
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ trên 6 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của các đối tượng: Người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; thương binh, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
+ Con đẻ từ đủ 6 tuổi trở lên của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học bị dị dạng, dị tật do hậu quả của chất độc hóa học không tự lực được trong sinh hoạt hoặc suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt được hưởng trợ cấp hàng tháng.
Theo đó, thân nhân của người bị nhiễm chất độc màu da cam và thương binh bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ trên 6 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng. Do đó, bạn là em trai sẽ không được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo đối tượng thân nhân.
Bên cạnh đó căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 Quyết định 1351/QĐ-BHXH ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam có hướng dẫn như sau cụ thể về đối tượng phục vụ người có công với cách mạng được cấp thẻ BHYT:
– PV: Người phục vụ người có công với cách mạng, bao gồm: người phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng sống ở gia đình; người phục vụ thương binh, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên ở gia đình; người phục vụ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên sống ở gia đình.
Tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Vậy nên, với những quy định trên thì trường hợp anh trai bạn là thương binh suy giảm khả năng lao động 61% như vậy trường hợp của bạn vẫn chưa đủ điều kiện để được cấp thẻ BHYT cũng như hưởng chế độ BHYT của người phục vụ người có công với cách mạng.
Trên đây là bài viết về vấn đề phục vụ người nhiễm chất độc da cam có được cấp thẻ BHYT? Cụ thể xin vui lòng tham khảo bài viết:
- Đối tượng được cấp bảo hiểm y tế người phục vụ người có công với cách mạng
- Chế độ BHYT đối với người phục vụ người có công với cách mạng
Mọi ý kiến thắc mắc về cấp thẻ BHYT cho người phục vụ người nhiễm chất độc da cam, xin vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người nước ngoài
- Các trường hợp NLĐ không được hưởng chế độ ốm đau
- Điều kiện để hưởng chế độ thai sản khi bị sẩy thai như thế nào?
- Có được thanh toán lại chi phí khám, chữa bệnh khi không mang thẻ BHYT?
- Hướng dẫn điền mẫu giải quyết chế độ khi NLĐ đi khám thai năm 2023