Thanh toán lại chi phí do đến chữa bệnh tại nơi không có khám chữa BHYT
Cho mình hỏi mình muốn được thanh toán lại chi phí y tế do đến chữa bệnh tại nơi không có khám chữa BHYT thì phải làm sao? Mình cảm ơn nhiều!
- Thanh toán trực tiếp chi phí khám chữa bệnh theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP
- Thanh toán trực tiếp chi phí BHYT khi khám chữa bệnh ở bệnh viện tư nhân
- Có được dùng sổ khám bệnh để thanh toán trực tiếp chi phí BHYT?
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn về thanh toán lại chi phí do đến chữa bệnh tại nơi không có khám chữa BHYT; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Về hồ sơ thủ tục, căn cứ theo Điều 28, Điều 29 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 28. Hồ sơ đề nghị thanh toán trực tiếp
1. Các giấy tờ là bản chụp (kèm theo bản gốc để đối chiếu) gồm:
a) Thẻ bảo hiểm y tế, giấy chứng minh nhân thân theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này.
b) Giấy ra viện, phiếu khám bệnh hoặc sổ khám bệnh của lần khám bệnh, chữa bệnh đề nghị thanh toán.
2. Hóa đơn và các chứng từ có liên quan.
Điều 29. Nộp hồ sơ, giải quyết thanh toán trực tiếp
1. Người bệnh hoặc thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật của người bệnh trực tiếp nộp hồ sơ quy định tại Điều 28 Nghị định này cho cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi cư trú.
2. Bảo hiểm xã hội cấp huyện có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận hồ sơ đề nghị thanh toán của người bệnh và lập giấy biên nhận hồ sơ. Những hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn bổ sung đầy đủ;
b) Trong thời hạn 40 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thanh toán phải hoàn thành việc giám định bảo hiểm y tế và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh hoặc thân nhân của người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp. Trường hợp không thanh toán phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”
Dịch vụ tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy, bạn muốn được thanh toán lại chi phí khám chữa bệnh do đến chữa bệnh tại nơi không có khám chữa BHYT thì cần chuẩn bị hồ sơ sau:
– Các giấy tờ là bản chụp (kèm theo bản gốc để đối chiếu) gồm: Thẻ bảo hiểm y tế, giấy chứng minh nhân thân; Giấy ra viện, phiếu khám bệnh hoặc sổ khám bệnh của lần khám bệnh, chữa bệnh đề nghị thanh toán.
– Hóa đơn và các chứng từ có liên quan (Hóa đơn mua thuốc, hóa đơn thu viện phí và các chứng từ liên quan).
Bạn nộp hồ sơ trên cho cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi bạn cư trú. Trong thời hạn 40 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan trên có trách nhiệm thanh toán lại chi phí y tế cho bạn.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo các bài viết:
Nộp hồ sơ thanh toán trực tiếp BHYT tại cơ quan BHXH nào?
Thanh toán trực tiếp chi phí y tế có giống với hoàn tiền đóng BHYT hay không?
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc, vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7:1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Có được thanh toán lại chi phí khám, chữa bệnh khi không mang thẻ BHYT?
- Thời điểm hưởng lương hưu cho người lao động
- Xác định mức bình quân lương tháng để hưởng BHXH 1 lần
- Có sổ khám thai ở phòng khám tư có được hưởng chế độ thai sản không?
- Đóng bảo hiểm 26 năm rồi nghỉ việc thì được nhận những chế độ gì ?