Thanh toán lại tiền khám bệnh ở bệnh viện không khám BHYT
Thanh toán lại tiền khám bệnh ở bệnh viện không khám BHYT? Em đang tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức học sinh, sinh viên. Em bị viêm đường tiểu nên phải tiểu phẫu bao quy đầu tại phòng khám đa khoa Thăng Long 575 Sư Vạn Hạnh. Bệnh viện này không sử dụng thẻ bảo hiểm y tế. Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu của em là Phòng khám đa khoa Xóm Đuôi. Em muốn biết em có được hưởng lại tiền BHYT hay không và nếu được hưởng lại thì em nhận ở đâu?
- Khám ở bệnh viện tư nhân có được hưởng BHYT không?
- Cấp cứu ở bệnh viện tư nhân có được hưởng BHYT không?
- Quyền lợi của học sinh, sinh viên khi tham gia bảo hiểm y tế
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn về tiền khám bệnh ở bệnh viện không khám BHYT; Tổng đsài tư vấn xin trả lời cho bác như sau:
Căn cứ vào Điều 31 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định về thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế:
“1. Tổ chức bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
2. Tổ chức bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế đi khám bệnh, chữa bệnh trong các trường hợp sau đây:
a) Tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;
b) Khám bệnh, chữa bệnh không đúng quy định tại Điều 28 của Luật này;
c) Trường hợp đặc biệt khác do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
3. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính quy định thủ tục, mức thanh toán đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Tổ chức bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trên cơ sở viện phí theo quy định của Chính phủ.
5. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc”.
Như vậy, nếu người tham gia bảo hiểm y tế đi khám, chữa bệnh tại bệnh viện không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thì sẽ được tổ chức bảo hiểm y tế thanh toán trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú.
Tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Khi bạn đi thanh toán trực tiếp, mức quyền lợi của bạn được xác định theo Điều 30 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
– Điều trị ngoại trú tại cơ sở y tế tuyến huyện và tương đương: 223.500 đồng;
– Điều trị nội trú tại cơ sở y tế tuyến huyện và tương đương: 745.000 đồng;
– Điều trị nội trú tại cơ sở y tế tuyến tỉnh và tương đương: 1.490.000 đồng;
– Điều trị nội trú tại cơ sở y tế tuyến trung ương và tương đương: 3.725.000 đồng.
Vì bạn không nói rõ bệnh viện bạn đi làm phẫu thuật là bệnh viện tuyến gì và bạn có điều trị nội trú trong viện hay không nên không thể cho bạn biết rõ số tiền bạn được hưởng. Bạn có thể căn cứ theo phụ lục để biết số tiền mà mình được thanh toán lại. Hồ sơ thanh toán trực tiếp sẽ ba gòm giấy ra viện, phiếu khám bệnh hoặc sổ khám bệnh và thẻ BHYT, chứng minh nhân dân và hóa đơn chứng từ thanh toán.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Điều trị ngoại trú dịch vụ có được thanh toán lại BHYT không?
Cấp cứu ở bệnh viện tư nhân có được hưởng BHYT không?
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc về tiền khám bệnh ở bệnh viện không khám BHYT; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Cách tính bảo hiểm xã hội một lần khi đóng bảo hiểm được 01 năm
- Nhận thay lương hưu của người đang định cư bên nước ngoài
- Hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp phải có biên bản giám định mức suy giảm KNLĐ?
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp 3 tháng thì có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
- Hồ sơ hoàn trả lại tiền BHYT bao gồm những giấy tờ gì?