Thanh toán phần chi phí y tế vượt quá 6 tháng lương cơ sở
Xin chào tổng đài tư vấn, mình có vấn đề sau muốn được các bạn hỗ trợ! Mình tham gia BHYT doanh nghiệp tại 1 bệnh viện ở TP. HCM đã được 6-7 năm nay. Trên thẻ của mình có ghi dòng chữ: Thời điểm đủ 05 năm liên tục từ ngày 01 tháng 02 năm 2018. Mình có 1 lần bị sốt xuất huyết (tháng 8), một lần bị mổ ruột thừa (tháng 4). Tính ra đến nay mình đã bỏ ra số tiền là 9 triệu đồng tức là hơn 6 tháng lương cơ sở. Như vậy mình sẽ được BHYT trả lại 9 triệu đồng này có đúng không? Mình cần chuẩn bị giấy tờ gì? Xin cảm ơn!
- Quy định về giấy chứng nhận không cùng chi trả BHYT
- Số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm tính thế nào?
- Điều kiện cấp giấy chứng nhận không cùng chi trả bảo hiểm y tế
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời bạn như sau:
Căn cứ Thông báo 2298/TB-BHXH của Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh:
“1. Người có thẻ BHYT có thời gian tham gia BHYT đủ 05 năm liên tục và có chi phí đồng chi trả lớn hơn 6 tháng lương cơ sở (từ ngày 01 tháng 7 năm 2018, 6 tháng lương cơ sở do Chính phủ quy định là: 8.340.000 đồng), tính từ thời điểm đủ 5 năm liên tục sẽ được thanh toán phần chênh lệch 6 tháng lương cơ sở.
2. Thủ tục thanh toán phần chênh lệch đồng chi trả quá 6 tháng lương cơ sở được tiếp nhận theo hồ sơ thanh toán trực tiếp:
– Thẻ BHYT có dòng chữ: “Thời điểm đủ 05 năm liên tục …” hoặc xác nhận tham gia 5 năm liên tục và giấy tờ tùy thân có ảnh (bản sao) đến thời điểm phát sinh chi phí KCB BHYT.
– Hóa đơn viện phí (bản chính)”.
Như vậy:
Người có thẻ BHYT có thời gian tham gia BHYT đủ 05 năm liên tục và có chi phí đồng chi trả lớn hơn 6 tháng lương cơ sở (từ ngày 01/7/2018, 6 tháng lương cơ sở do Chính phủ quy định là: 8.340.000 đồng), tính từ thời điểm đủ 5 năm liên tục sẽ được thanh toán phần chênh lệch 6 tháng lương cơ sở.
Bạn cho tham gia BHYT doanh nghiệp tại 1 bệnh viện ở TP. HCM. Trên thẻ của bạn có ghi dòng chữ: Thời điểm đủ 05 năm liên tục từ ngày 01 tháng 02 năm 2018. Bạn có 1 lần bị sốt xuất huyết (tháng 8), một lần bị mổ ruột thừa (tháng 4). Nếu số tiền đồng chi trả của bạn là 9.000.000 đồng thì bạn cũng chỉ được thanh toán lại phần chênh lệch so với 8.340.000 đồng; tương đương 660.000 đồng.
Tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Để được thanh toán phần chênh lệch đồng chi trả quá 6 tháng lương cơ sở, bạn cần chuẩn bị:
– Thẻ BHYT có dòng chữ: “Thời điểm đủ 05 năm liên tục …” hoặc xác nhận tham gia 5 năm liên tục.
– Giấy tờ tùy thân có ảnh (bản sao).
– Hóa đơn viện phí (bản chính).
Ngoài ra bạn có thể tham khảo bài viết:
Điều kiện để xin giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm
Thủ tục cấp giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7:1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Tiền lương làm căn cứ tính hưởng chế độ TNLĐ, BNN mới nhất
- Đóng bảo hiểm xã hội được 21 năm được rút BHXH một lần không?
- Sảy thai vẫn đi làm có được hưởng bảo hiểm thai sản không?
- Đang hưởng lương hưu mà ra nước ngoài định cư thì được hưởng chế độ gì?
- Tháng liền kề trước khi sinh không đóng BHXH có được hưởng thai sản?