Thẻ BHYT hộ gia đình dùng được luôn sau khi gia hạn
Thẻ BHYT của bố tôi hết hạn vào ngày 25/5/2022 nhưng đến giờ là bố tôi chưa đóng tiền tiếp. Vậy cho hỏi nếu đóng tiền tiếp thì thẻ có hạn luôn không hay lại phải chờ bao nhiêu ngày ạ? Hãy hướng dẫn thủ tục gia hạn thẻ BHYT trực tiếp ạ? Tôi cảm ơn
- Phải gia hạn thẻ bảo hiểm y tế vào thời điểm nào?
- Gia hạn thẻ BHYT trước khi thẻ cũ hết hạn có được không?
- Gia hạn thẻ BHYT thời điểm nào để tính liên tục không bị gián đoạn?
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Căn cứ khoản 2 Điều 47 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:
“Điều 47. Quản lý dữ liệu, giá trị sử dụng thẻ BHYT
2. Thẻ BHYT có giá trị sử dụng tương ứng số tiền đóng BHYT, thời điểm thẻ BHYT có giá trị sử dụng như sau:
2.2. Đối tượng quy định tại Khoản 4 và 5 Điều 17 có thời gian tham gia BHYT liên tục, thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ ngày đóng BHYT. Trường hợp tham gia BHYT lần đầu hoặc tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng sau 30 ngày kể từ ngày người tham gia nộp tiền đóng BHYT.”
Theo quy định trên, đối với đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình tham gia BHYT liên tục thì thẻ có giá trị sử dụng từ ngày đóng còn tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng sau 30 ngày kể từ ngày đóng.
Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn, thẻ BHYT của bố bạn hết hạn vào ngày 25/5/2022, nếu bố bạn tiếp tục gia hạn luôn thì sẽ có giá trị sử dụng luôn từ ngày đóng vì tính từ ngày hết hạn 25/5/2022 – nay (02/07/2022) thì chưa quá 03 tháng. Trường hợp sau 3 tháng (sau ngày 25/08/2022) bố bạn mới gia hạn thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng sau 30 ngày từ ngày đóng.
Căn cứ Quyết định 222/2021/QĐ-BHXH thì thủ tục gia hạn thẻ BHYT cụ thể như sau:
Bước 1. Lập, nộp hồ sơ gửi cơ quan BHXH
– Người tham gia:
Lập Tờ khai TK1-TS.
Thẻ BHYT, Căn cước công dân/CMND
Bản sao sổ hộ khẩu (kèm theo bản chính để đối chiếu). (Nếu là người tạm trú thì cung cấp bản sao sổ tạm trú kèm theo bản chính để đối chiếu, hoặc giấy xác nhận của cơ quan công an cấp tại thời điểm đăng ký).
– Cơ quan BHXH:
Hướng dẫn người tham gia lập Tờ khai TK1-TS.
Lập Danh sách người chỉ tham gia BHYT (Mẫu D03-TS).
Bước 2. Người tham gia đóng tiền.
– Người tham gia BHYT theo hộ gia đình: Đóng tiền trực tiếp cho cơ quan BHXH theo phương thức đăng ký hoặc nộp qua ngân hàng hoặc hệ thống tiện ích thông minh
Bước 3. Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ (danh sách tham gia BHYT và tiền đóng BHYT từ người tham gia)
Bước 4. Người tham gia nhận kết quả đã giải quyết.
Nhận kết quả đã giải quyết theo các hình thức đã đăng ký.
Thời hạn giải quyết: Không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm các bài viết liên quan khác:
Nếu còn vấn đề gì vướng mắc , bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
- Người mang thai hộ nghỉ sinh có được tính là thời gian đóng bảo hiểm không?
- Được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi nào?
- Công ty nào có trách nhiệm giảm trùng thời gian đóng BHXH?
- Cách điền tờ khai TK1-TS danh cho người lao động mới đóng BHXH
- Chấm dứt HĐLĐ trước khi sinh con thì có được nhận chế độ thai sản?