Thẻ BHYT theo đối tượng thất nghiệp có giá trị sử dụng từ ngày nào
Chào anh chị, nhờ anh chị tư vấn giúp em vấn đề thẻ BHYT theo đối tượng thất nghiệp có giá trị sử dụng từ ngày nào? Nếu em bắt đầu nghỉ việc vào ngày 1/8 thì BYT của em có dùng được trong tháng 8 không? Nếu làm thất nghiệp thì trong tháng 9 em mới bắt đầu làm vì chờ chốt sổ thì BHYT theo đối tượng thất nghiệp sẽ có giá trị sử dụng từ ngày nào? Em muốn chắc ăn nên định tự mua bhyt vào tháng 8 luôn để đi khám thì khi làm thất nghiệp bị trùng thẻ thì giải quyết thế nào? Em dự sinh tháng 10 nên sợ mua BHYT kịp ạ.
Hỗ trợ tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến qua tổng đài 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, thẻ BHYT của doanh nghiệp có giá trị sử dụng đến ngày nào
Căn cứ vào Điều 50 Quyết định 595/QĐ- BHXH quy định như sau:
“Điều 50. Trách nhiệm của người tham gia, đơn vị, Đại lý thu
2. Trách nhiệm của đơn vị, Đại lý thu
2.1. Đơn vị
a) Thực hiện lập, nộp hồ sơ; trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo đúng quy trình, quy định tại Văn bản này và quy định của pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Trường hợp đơn vị lập danh sách báo giảm chậm, đơn vị phải đóng số tiền BHYT của các tháng báo giảm chậm và thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết các tháng đó.”
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại điểm 9.7 Công văn 1734/BHXH-QLT thì:
“9.7. Khi có phát sinh giảm người lao động, đơn vị phải kịp thời lập danh sách báo giảm gửi cơ quan BHXH qua hệ thống giao dịch điện tử ngay trong tháng (tính đến ngày cuối cùng của tháng đó). Nếu báo giảm sau ngày cuối cùng của tháng giảm thì phải phải đóng hết giá trị thẻ BHYT của tháng kế tiếp và thẻ có giá trị sử dụng hết tháng đó. Cơ quan BHXH không thu hồi thẻ các trường hợp báo giảm.”
Như vậy, theo quy định này thì trường hợp thẻ BHYT theo đối tượng doanh nghiệp sẽ có giá trị sử dụng đến hết tháng mà công ty làm thủ tục báo giảm đóng BHXH. Do đó, nếu bạn nghỉ việc từ ngày 01/08/2020 thì nếu công ty bạn đã làm thủ tục báo giảm bạn vào cuối tháng 7 thì thẻ BHYT của bạn sẽ không có giá trị sử dụng trong tháng 8; trường hợp công ty bạn sang tháng 8/2020 mới làm thủ tục báo giảm bạn với cơ quan BHXH thì thẻ BHYT của bạn sẽ có giá trị sử dụng đến hết tháng 8/2020.
Thứ hai, về vấn đề thẻ BHYT theo đối tượng thất nghiệp có giá trị sử dụng từ ngày nào
Căn cứ Khoản 1 Điều 23 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 23. Cấp và thu hồi thẻ bảo hiểm y tế
1. Cấp thẻ bảo hiểm y tế
Căn cứ quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, tổ chức bảo hiểm xã hội cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động”.
Bên cạnh đó, điểm 2.6 Khoản 2 Điều 17 Quyết định 595/QĐ- BHXH có quy định:
“Điều 17. Đối tượng tham gia BHYT
2. Nhóm do tổ chức BHXH đóng, bao gồm:
2.6. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp”.
Như vậy, người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc đối tượng tham gia BHYT theo nhóm do tổ chức BHXH đóng. Tổ chức BHXH sẽ cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động căn cứ theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp. Do đó, nếu bạn được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì bạn sẽ được cấp thẻ bảo hiểm y tế.
Đồng thời, căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 47 Quyết định 595/QĐ- BHXH quy định như sau:
“Điều 47. Quản lý và sử dụng thẻ BHYT
1. Thời điểm thẻ BHYT có giá trị sử dụng
a) Đối với người hưởng trợ cấp thất nghiệp, thẻ có giá trị sử dụng kể từ ngày hưởng trợ cấp thất nghiệp ghi trong quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của cơ quan nhà nước cấp có thẩm quyền”.
Như vậy, thẻ BHYT của bạn có giá trị sử dụng kể từ ngày hưởng trợ cấp thất nghiệp ghi trong quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp đến khi bạn bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Thứ ba, yêu cầu trả lại thẻ BHYT tự nguyện khi làm hồ sơ hưởng BHTN
Theo như thông tin bạn cung cấp thì bạn bây giờ đang làm hồ sơ hưởng BHTN. Nếu bạn đủ điều kiện hưởng BHTN thì bạn sẽ thuộc đối tượng tham gia thẻ BHYT nhóm số 2 quy định tại khoản 2 và Khoản 5 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014:
“2. Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, bao gồm:
d) Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp
5. Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.”
Bên cạnh đó,
Căn cứ vào khoản 2 Điều 13 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định như sau:
” Điều 13: Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế:
2. Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này.”
Theo đó, nếu bạn mua thẻ BHYT tự nguyện và sau đó hưởng BHTN thì bạn thuộc 2 đối tượng tham gia bảo hiểm y tế là tham gia theo nhóm đối tượng đang hưởng BHTN và nhóm đối tượng hộ gia đình. Do nhóm đối tượng người hưởng BHTN xếp trước nhóm thẻ BHYT tự nguyện theo quy định tại Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014 nên bạn sẽ phải tham gia bảo hiểm y tế theo đối tượng hưởng BHTN. Khi đó, thẻ BHYT theo đối tượng hộ gia đình của bạn sẽ bị cắt giá trị sử dụng.
Nếu có vấn đề gì vướng mắc thì bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn Bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
->Hướng dẫn gia hạn thẻ BHYT trong thời gian cách ly xã hội do dịch Covid
- Thời gian nghỉ thai sản có được đóng bảo hiểm xã hội không?
- Thẻ bảo hiểm y tế ghi địa chỉ tạm trú có đúng quy định pháp luật?
- Sử dụng thẻ căn cước để làm hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần
- Nghỉ chăm con sau sinh có được hưởng tiền dưỡng sức thai sản
- Quy định về thời gian chi trả trợ cấp thất nghiệp của tháng thứ hai