Theo quy định 2021 thời gian nghỉ trước sinh là bao lâu?
Xin chào Tổng đài tư vấn, cho tôi hỏi về thời gian nghỉ trước sinh. Vợ tôi là giáo viên tiểu học; dự kiến là tháng 03/2021. Vợ tôi có thể nghỉ trước ngày xin nghỉ thai sản tối đa bao nhiêu ngày? Hưởng chế độ tiền lương khi nghỉ thai sản 6 tháng cụ thể như thế nào? Tiền trợ cấp 1 lần bằng 2 tháng lương tối thiểu ra sao? Hiện tại vợ tôi đang hưởng lương trong giai đoạn mang thai là 6.200.000đ/tháng. Tôi xin chân thành cảm ơn.
- Nghỉ trước sinh sớm quá 01 tháng có được hưởng chế độ thai sản không?
- Nghỉ thai sản quá 2 tháng trước sinh được hưởng chế độ thai sản không?
- Có được hưởng chế độ thai sản nếu nghỉ trước khi sinh không?
- Nghỉ trước sinh bao lâu thì được hưởng 6 tháng thai sản?
Tư vấn Chế độ thai sản:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Với trường hợp của bạn về theo quy định 2019 thời gian nghỉ trước sinh là bao lâu; Tổng đài tư vấn xin giải đáp cho bạn như sau:
Về thời gian nghỉ trước sinh
Căn cứ khoản 1 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
“Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.”
Như vậy, thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước sinh tối đa của vợ bạn là không quá hai tháng.
Về mức hưởng chế độ thai sản
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về mức hưởng chế độ thai sản như sau:
” Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;”
Ngoài ra, Điều 38 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
“Điều 38. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.”
Vậy khi bạn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật của bạn sẽ được tính bằng: Mức bình quân tiền lương 06 tháng đóng bảo hiểm xã hội trước khi bạn nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản x 6 tháng. Bên cạnh đó, bạn được hưởng trợ cấp 1 lần khi sinh bằng 2 lần mức lương cơ sở cho mỗi con.
Tư vấn chế độ thai sản trực tuyến 24/7: 1900 6172
Theo đó:
Mức hưởng thai sản của bạn bằng: 6.200.000 x 6 = 37.200.000 (đồng).
Trợ cấp 1 lần bằng 2 lần mức lương cơ sở: 2 x 1.490.000 = 2.980.000 (đồng) (theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP thì mức lương cơ sở là 1.490.000).
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản và thời gian nộp
Quy định pháp luật về thời gian nghỉ trước sinh
Thời gian hưởng thai sản khi nghỉ trước sinh mà thai chết lưu?
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì thắc mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp.
- Người dân tộc thiểu số có được cấp thẻ BHYT miễn phí?
- Nhận tiền BHXH một lần khi đã nhận tiền trợ cấp thất nghiệp
- Có bắt buộc làm thủ tục gộp sổ BHXH khi có từ 2 sổ BHXH trở lên không?
- Thời gian nghỉ và mức hưởng chế độ ốm đau khi chăm sóc con
- Chế độ dưỡng sức có được áp dụng với LĐ nữ sau khi phá thai?