Thời gian nghỉ thêm sau khi nghỉ thai sản có phải đóng bảo hiểm?
Cho em hỏi Thời gian nghỉ thêm sau khi nghỉ thai sản có phải đóng bảo hiểm. Tôi nghỉ thai sản 6 tháng. Nhưng khi sinh được 3 tháng thì nơi làm việc gọi tôi đi làm như vậy có đúng không và vì tôi sinh mổ nên sức khỏe tôi đang yếu tôi xin được đi làm sau. Tháng sau thì tôi đủ 6 tháng nghỉ thai sản tôi có làm đơn xin đi làm lại nhưng nơi làm việc trả lời là giờ chưa có chỉ tiêu.
Vậy tôi vẫn chưa được đi làm và phải ở nhà chờ có chỉ tiêu mới được đi làm lại và trong thời gian chờ, nơi làm việc hỏi tôi có đóng tiếp bảo hiểm 100% không. Vậy tôi muốn hỏi là tôi có phải đóng bảo hiểm 100% không. Nếu như tôi phải đóng vậy tôi xin không đóng cho đến khi tôi đi làm lại đóng tiếp được không?
- Nghỉ thai sản 6 tháng có phải đóng bảo hiểm thất nghiệp?
- Nghỉ bù sau khi nghỉ thai sản có được hưởng chế độ dưỡng sức
- Nghỉ 6 tháng thai sản xong nghỉ việc có được nhận tiền thai sản
Tư vấn chế độ thai sản:
Với vấn đề về thời gian nghỉ thêm sau khi nghỉ thai sản có phải đóng bảo hiểm; Tổng đài tư vấn xin được giải đáp như sau:
Thứ nhất, vấn đề đi làm trước thời hạn nghỉ thai sản.
Căn cứ khoản 1 điều 40 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
“Điều 40 Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn sinh con
1. Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Sau khi đã nghỉ hưởng chế độ ít nhất được 04 tháng;
b) Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý”
Như vậy; căn cứ vào quy định thì lao động nữ chỉ được đi làm trước khi hết thời hạn sinh con nếu đáp ứng đủ điều kiện đã nghỉ hưởng chế độ ít nhất được 04 tháng đồng thời phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.
Theo đó, việc bạn mới nghỉ sinh con được 3 tháng mà công ty đã gọi bạn đi làm là không đúng với quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
Thứ hai; vấn đề đóng bảo hiểm cho thời gian nghỉ thêm sau khi nghỉ thai sản
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:
“Điều 85. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
3. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản“.
Như vậy
Căn cứ vào quy định trên thì bạn đã nghỉ hết 6 tháng thai sản, do công ty chưa sắp xếp được công việc cho bạn nên bạn không đi làm việc và cũng không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì sẽ không đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó. Đồng thời, thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội.
Tuy nhiên, trong trường hợp của bạn, bạn nghỉ thai sản đủ 06 tháng và yêu cầu được đi làm lại thì công ty trả lời phải ở nhà chờ có chỉ tiêu mới được đi làm lại. Do đó, việc không được đi làm này xuất phát từ phía công ty. Và căn cứ Khoản 1, Khoản 3 Điều 99 Bộ Luật lao động 2019 như sau:
Tư vấn chế độ thai sản trực tuyến 24/7: 1900 6172
“Điều 99. Tiền lương ngừng việc
Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:
1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;
3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
a) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.”
Do đó, theo quy định trên, nếu việc bạn không thể đi làm xuất phát từ lỗi của công ty hoặc vì sự cố về điện, nước hoặc các nguyên nhân khách quan khác thì bạn vẫn được hưởng lương. Khi đó, dù bạn nghỉ việc nhưng công ty và bạn vẫn có nghĩa vụ phải đóng bảo hiểm xã hội.
Trên đây là bài viết tư vấn về thời gian nghỉ thêm sau khi nghỉ thai sản có phải đóng bảo hiểm? Ngoài ra; bạn có thể tham khảo thêm bài viết tại:
Đang nghỉ thai sản nhưng hợp đồng hết hạn có tính là thời gian tham gia bảo hiểm
Cách tính mức hưởng chế độ thai sản cho lao động nữ nghỉ sinh con
Mọi thắc mắc liên quan về Thời gian nghỉ thêm sau khi nghỉ thai sản có phải đóng bảo hiểm; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn; giải đáp.
- Giám định sức khỏe để làm thủ tục hưởng lương hưu trước tuổi
- Thời hạn nộp hồ sơ hưởng BHTN có tính từ tháng dừng đóng không
- Đi xuất khẩu lao động có được bảo lưu BHXH để sau này nhận không
- Có bị mất hết quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp khi nghỉ ngang?
- Thời gian công tác được cộng nối hưởng bảo hiểm xã hội