Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau được quy định như thế nào?
Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau 30 ngày được quy định trong luật là tính cho 1 đợt nghỉ thôi đúng không ạ? Mức hưởng ốm đau trong trường hợp này được tính như thế nào vậy ạ? Tôi nộp giấy ra viện hoặc giấy nghỉ hưởng BHXH thì cũng đều được giải quyết chế độ đúng không ạ? Phải hết thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau theo quy định thì tôi mới được nhận tiền dưỡng sức có đúng không? Tôi cám ơn nhiều!
- Mức hưởng chế độ ốm đau của người lao động
- Thời gian giải quyết hưởng chế độ ốm đau cho người lao động?
Hỗ trợ tư vấn chế độ ốm đau trực tuyến 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, về thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau
Căn cứ Khoản 1 Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:
“Điều 26. Thời gian hưởng chế độ ốm đau
1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên”.
Theo đó, số ngày nghỉ tối đa mà Luật bảo hiểm xã hội đưa ra là để xác định thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong cả 1 năm cho người lao động. Thời gian nghỉ ốm đau cụ thể của người lao động sẽ theo chỉ định của cơ sở y tế có thẩm quyền.
Thứ hai, về mức hưởng ốm đau ngắn ngày
Khoản 1 và Khoản 4 Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định
“Điều 28. Mức hưởng chế độ ốm đau
1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.
… 4. Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày”.
Theo đó, mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng
75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc / 24 ngày
Thứ ba, về hồ sơ đề nghị hưởng chế độ ốm đau
Căn cứ Điều 4 Quyết định số 166/QĐ-BHXH quy định:
“Điều 4. Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả
“2.1.1. Trường hợp điều trị nội trú
a) Bản sao giấy ra viện của người lao động hoặc con của người lao động dưới 7 tuổi Trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thay bằng Giấy báo tử; trường hợp giấy báo tử không thể hiện thời gian vào viện thì có thêm giấy tờ của cơ sở khám, chữa bệnh thể hiện thời gian vào viện.
b) Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm bản sao giấy chuyển tuyến hoặc giấy chuyển viện.
2.1.2. Trường hợp điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (bản chính). Trường hợp cả cha và mẹ đều nghỉ việc chăm con thì giấy chứng nhận nghỉ việc của một trong hai người là bản sao; hoặc giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú”.
Như vậy, tùy trường trường hợp mà hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ ốm đau như sau:
+ Trường hợp điều trị nội trú: Giấy ra viện đối với người lao động kèm theo giấy chuyển tuyến (nếu có);
+ Trường hợp điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội hoặc giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.
Thứ tư, về vấn đề nghỉ dưỡng sức sau ốm đau
Khoản 1 Điều 7 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
“Điều 7. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau
1. Người lao động đã hưởng chế độ ốm đau từ đủ 30 ngày trở lên trong năm, kể cả người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo quy định tại Điều 29 của Luật bảo hiểm xã hội”.
Theo đó, bạn sẽ được hưởng chế độ dưỡng sức sau ốm đau nếu đáp ứng đủ 02 điều kiện sau:
– Đã hưởng chế độ ốm đau từ đủ 30 ngày trở lên trong năm, kể cả mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành;
– Trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi.
Nếu còn vướng mắc xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Online 24/7 về chế độ ốm đau 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
--> Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau theo pháp luật hiện hành
- Khi đi khám lại tại bệnh viện tuyến tỉnh có được hưởng bảo hiểm y tế không?
- Hỏi về chế độ thai sản khi bị sảy thai
- Phần ký tên của bác sỹ trên giấy nghỉ hưởng BHXH như thế nào là đúng quy định?
- Ở Hà Nội thì nộp hồ sơ hưởng BHXH một lần ở đâu?
- Nghỉ thai sản do thai chết lưu có được hưởng lương từ công ty