Thời hạn gia hạn bảo hiểm y tế hộ gia đình
Cho tôi hỏi về Thời hạn gia hạn bảo hiểm y tế hộ gia đình. Tôi có mua thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện từ 01/9/2019 tại quận Gò Vấp. Nay sang năm 2020 thẻ sắp hết hạn vào ngày 31/08/2020 nên tôi đã ra ngoài phường gia hạn bảo hiểm y tế thì họ bắt mua lại thẻ từ đầu và phải nộp 804.600 đồng tiền thẻ. Tôi không biết họ làm thế có đúng không và tôi không hiểu nên tôi mong công ty giải thích giúp tôi ạ! Khi đi mua có mình tôi trong gia đình là chưa có thẻ.
- Gia hạn thẻ BHYT trước khi thẻ cũ hết hạn có được không?
- Hồ sơ để gia hạn thẻ BHYT gồm những giấy tờ gì?
- Hướng dẫn gia hạn thẻ BHYT trên trang dịch vụ công quốc gia
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Tổng đài tư vấn. Về vấn đề thời hạn gia hạn bảo hiểm y tế hộ gia đình; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, về việc gia hạn thẻ bảo hiểm y tế
Căn cứ Điểm 3 mục III Hướng dẫn số 2616/HD-BHXH của Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh như sau:
“3.2. Đối với người đã tham gia BHYT từ trước (kể cả bắt buộc lẫn tự nguyện), nay tiếp tục tham gia theo hình thức tự nguyện, để đảm bảo được hưởng quyền lợi BHYT liên tục, phải đóng tiền BHYT trước khi thẻ cũ hết thời hạn sử dụng ít nhất 10 ngày theo quy định.”
Theo như thông tin bạn cung cấp, bạn tham gia bảo hiểm y tế theo đối tượng hộ gia đình. Thẻ bảo hiểm y tế của bạn hết hạn vào ngày 31/8/2020. Như vậy, bạn vẫn đang trong thời hạn gia hạn thẻ bảo hiểm y tế, chính vì thế bạn có thể tiến hành gia hạn thẻ bảo hiểm y tế. Do đó, yêu cầu của UBND phường về việc bạn phải mua lại thẻ bảo hiểm y tế từ đầu là không đúng quy định pháp luật.
Thứ hai, về hồ sơ gia hạn thẻ bảo hiểm y tế:
Căn cứ quy định tại Mục III Hướng dẫn 2616/HD-BHXH bạn cần thực hiện các thủ tục.
+)Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện (mẫu 01C/BHYTTN).
+) Bản sao sổ hộ khẩu (kèm theo bản chính để đối chiếu).
(Nếu là người tạm trú thì cung cấp bản sao sổ tạm trú kèm theo bản chính để đối chiếu, hoặc giấy xác nhận của cơ quan công an cấp tại thời điểm đăng ký).
+) Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân có dán ảnh (để đối chiếu).
+) Bản sao thẻ BHYT
Thứ ba: về mức đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình:
Căn cứ quy định tại điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP:
“e) Mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.”
Tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Theo đó, mức đóng cụ thể như sau:
+) Nếu bạn là người thứ nhất sẽ phải đóng với mức 4,5% mức lương cơ sở (mức lương cơ sở thời điểm hiện tại là 1.490.000 đồng), tương đương 804.600 đồng/năm.
+) Người thứ hai là 563.220 đồng/năm; người thứ ba là 482.760 đồng/năm; người thứ tư là402.300 đồng/năm.
+) Người thứ 5 trở đi mức đóng là 321.840 đồng/năm.
Theo quy định và mức đóng như trên thì UBND yêu cầu bạn đóng như vậy theo đóng theo mức đóng BHYT của người thứ nhất. Mức đóng này đúng quy định pháp luật.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết sau:
Có thể gia hạn thẻ BHYT bằng những hình thức nào?
Có thể gia hạn thẻ BHYT theo hộ gia đình tối đa là bao nhiêu năm?
Nếu có vấn đề gì vướng mắc về thời hạn gia hạn bảo hiểm y tế hộ gia đình thì bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.