Thời hạn nhận trợ cấp thất nghiệp tháng thứ 2 trở đi được xác định như thế nào?
Thời hạn nhận trợ cấp thất nghiệp tháng thứ 2 trở đi được xác định như thế nào? Tôi có hẹn thông báo việc làm từ 25 đến 28 tháng 2 và đã lên luôn từ hôm 26 rồi. Vậy tại sao đến giờ tôi vẫn chưa có tiền thế? Thời hạn nhận trợ cấp thất nghiệp tháng thứ 2 là bao giờ? Và tháng tới tôi muốn xin đổi nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp về quê thì có phải đi thông báo việc làm nữa hay không? Xin chuyển nơi hưởng thất nghiệp thì xin ở đâu? Hồ sơ xin chuyển như thế nào?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Về thời hạn nhận trợ cấp thất nghiệp tháng thứ 2; chúng tôi xin trả lời như sau:
Thứ nhất, về thời hạn nhận trợ cấp thất nghiệp tháng thứ 2 trở đi
Căn cứ Điểm b Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP quy định:
“Điều 18. Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp
2. Chi trả trợ cấp thất nghiệp
b) Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động từ tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ 2 trở đi trong thời hạn 05 ngày làm việc, tính từ thời điểm ngày thứ 07 của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp đó nếu không nhận được quyết định tạm dừng hoặc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động. Trường hợp thời điểm ngày thứ 07 nêu trên là ngày nghỉ thì thời hạn chi trả trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày làm việc tiếp theo.”
Bên cạnh đó, điểm b Khoản 4 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH quy định:
“b) Từ tháng thứ hai trở đi người lao động thực hiện ngày thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày đầu tiên của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp.”
Như vậy, tháng thứ hai hưởng trợ cấp thất nghiệp của bạn bắt đầu từ ngày 26/2/2021 cho nên trong thời hạn 5 ngày làm việc tính từ ngày 2/03/2021 bạn sẽ được chi trả trợ cấp thất nghiệp tháng thứ hai. Tức là bạn sẽ được chi trả trong khoảng thời gian từ ngày 2/03/2021 đến ngày 8/03/2021.
Do đó, đến nay là ngày 20/03/2021 bạn vẫn chưa được chi trả trợ cấp thất nghiệp là trái theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, về chuyển nơi nhận trợ cấp thất nghiệp
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 10 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH:
“5.Trường hợp ngày thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm của người lao động nằm trong khoảng thời gian làm thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP thì người lao động không phải thực hiện việc thông báo về việc tìm kiếm việc làm với trung tâm dịch vụ việc làm.”
Như vậy, theo quy định trên, nếu ngày thông báo hàng tháng về việc tìm kiếm việc làm của bạn nằm trong khoảng thời gian bạn làm thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp thì bạn không phải thực hiện việc thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm.
Thứ nhất, về nơi để đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp
Căn cứ Khoản 1 Điều 22 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 22. Chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp:
1. Người lao động đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp theo quy định mà có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì phải làm đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định và gửi trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp”.
Như vậy, nếu bạn có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì phải làm đề nghị và gửi tới trung tâm dịch vụ việc làm nơi bạn đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết: Quy định về điều kiện chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp
Luật sư tư vấn Bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến 1900 6172
Thứ tư, về hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Nghị định 28/2015/NĐ-CP thì khi bạn muốn chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp thì bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau và nộp tại Trung tâm dịch vụ việc làm nơi bạn muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp:
– Đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động;
– Giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp;
– Bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;
– Bản chụp các quyết định hỗ trợ học nghề, quyết định tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có);
– Bản chụp thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng (nếu có), các giấy tờ khác có trong hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Lưu ý: Khi nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp; người lao động trả lại thẻ bảo hiểm y tế cho tổ chức bảo hiểm xã hội nơi đang chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết sau: Trình tự, thủ tục chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp
Nếu còn vướng mắc về vấn đề thời hạn nhận trợ cấp thất nghiệp tháng thứ 2; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Online 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
->Có phải nộp lại thẻ BHYT khi chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp
- Điều tra tai nạn lao động đối với nhân viên bị tai nạn giao thông trên đường đi làm
- Nhiễm độc chì nghề nghiệp thì bao lâu được đi khám một lần?
- Nhận trợ cấp thất nghiệp khi định cư ở nước ngoài như thế nào?
- Đóng BHYT tự nguyện khi đang mang thai có được không?
- Địa điểm nộp hồ sơ hưởng thai sản khi nghỉ việc trước lúc sinh con