Thời hạn nộp hồ sơ giải quyết chế độ thai sản là bao lâu?
Tôi đặt vòng tránh thai cách đây đã 2 tháng nhưng không làm thủ tục hưởng chế độ bảo hiểm được vì đánh mất giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm. Tôi đi khám lại thì nghe bác sĩ nói là có thể cấp lại giấy ra viện, không biết có đúng như thế hay không? Nếu đúng thì bây giờ tôi có còn thời hạn nộp hồ sơ để hưởng chế độ thai sản hay không và mức hưởng như thế nào? Thời hạn nộp hồ sơ giải quyết chế độ thai sản là bao lâu? Trường hợp này tôi có được hưởng chế độ dưỡng sức hay không?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi thời hạn nộp hồ sơ giải quyết chế độ thai sản là bao lâu cho chúng tôi. Tổng đài tư vấn xin tư vấn như sau:
Thứ nhất, về vấn đề cấp lại giấy ra viện bị mất
Căn cứ Khoản 5 Điều 26 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định:
“Điều 26. Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
5. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã cấp giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội có trách nhiệm:
a) Cấp lại giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội trong các trường hợp sau đây:
– Bị mất, bị hỏng;”
Như vậy, theo quy định hiện hành thì khi giấy ra viện bị mất, bạn có thể đề nghị bệnh viện cấp lại. Và trong trường hợp này bệnh viện sẽ đóng dấu “Cấp lại” trên giấy ra viện.
Thứ hai, thời hạn nộp hồ sơ giải quyết chế độ thai sản là bao lâu?
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 102 và Khoản 1 Điều 116 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:
“Điều 102. Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản
1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.
Điều 116. Giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội chậm so với thời hạn quy định
1. Trường hợp vượt quá thời hạn được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 102, khoản 1 Điều 103, khoản 1 và khoản 2 Điều 110, khoản 1 và khoản 2 Điều 112 của Luật này thì phải giải trình bằng văn bản.”
Như vậy, bạn đặt vòng tránh thai cách đây 02 tháng tức là đã quá thời hạn 45 ngày để nộp hồ sơ theo quy định. Do đó, để có thể được hưởng chế độ thai sản, ngoài giấy tờ nêu trên, công ty bạn còn phải giải trình bằng văn bản với cơ quan BHXH quản lý về lý do nộp hồ sơ chậm.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Hồ sơ hưởng chế độ đặt vòng tránh thai
Dịch vụ hỗ trợ tư vấn chế độ thai sản trực tuyến qua tổng đài 1900 6172
Thứ ba, về mức hưởng chế độ khi bạn đặt vòng tránh thai
Điều 37 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:
“Điều 37. Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai
1. Khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì người lao động được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
a) 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;
…..
2. Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.”
Như vậy, số ngày bạn được nghỉ hưởng chế độ đặt vòng tránh thai sẽ theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và tối đa không quá 7 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Theo quy định tại Điểm a và Điểm c Khoản 1 Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, mức hưởng thai sản cho mỗi ngày nghỉ hưởng chế độ đặt vòng tránh thai của bạn được xác định như sau:
Mức hưởng 01 ngày = 100% mức bình quân tiền lương của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ đặt vòng tránh thai / 30 ngày
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Đặt vòng tránh thai có được hưởng bảo hiểm y tế
Thứ tư, về vấn đề dưỡng sức sau khi hưởng chế độ đặt vòng tránh thai
Căn cứ Khoản 1 Điều 41 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:
“Điều 41. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước”.
Theo đó, chế độ dưỡng sức sau thai sản chỉ áp dụng với các trường hợp sau đây:
– Người đã nghỉ hưởng chế độ thai sản khi sinh con (kể cả con còn sống hoặc con mất sau khi sinh).
– Người đã nghỉ hưởng chế độ thai sản khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý.
Vì vậy, bạn hưởng chế độ đặt vòng tránh thai thì sau đó sẽ không được nhận chế độ dưỡng sức.
Trên đây là bài viết về vấn đề thời hạn nộp hồ sơ giải quyết chế độ thai sản là bao lâu?
Nếu trong quá trình giải quyết còn gì thắc mắc về thời hạn nộp hồ sơ giải quyết chế độ thai sản là bao lâu; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7 về chế độ thai sản 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
-> Tháo vòng tránh thai có được hưởng chế độ thai sản không?
- Thẻ K2 đi KCB tại Hà Nội có được hưởng BHYT hay không?
- NLĐ nghỉ việc thì phải đóng mấy tháng BHXH mới được hưởng thai sản
- Có tối đa bao nhiêu thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng?
- Thẻ BHYT bị sai tên so với giấy khai sinh thì phải làm thủ tục như thế nào?
- Quy định về thời gian chi trả trợ cấp thất nghiệp tháng thứ hai