Thời hạn sử dụng của giấy chuyển tuyến không do nơi KCB ban đầu cấp
Xin cho tôi hỏi về vấn đề: Thời hạn sử dụng của giấy chuyển tuyến không do nơi KCB ban đầu cấp. Vừa qua tôi có lên bệnh viện (không phải cơ sở khám chữa bệnh ban đầu) xin giấy chuyển tuyến để đi xét nghiệm xem có bị nhiễm virut viêm gan B không. Sau đó họ có cho tôi giấy chuyển tuyến lên bệnh viện Xanh Pôn. Tuy nhiên một tuần tới tôi có việc bận nên không thể đi khám được. Vậy sau một tuần tôi dùng giấy này có được không?
- Chuyển tuyến theo yêu cầu của gia đình và mức quyền lợi về bảo hiểm y tế?
- Có phải xuất trình giấy chuyển tuyến khi đi tái khám không?
- Chuyển tuyến điều trị khi đi khám chữa bệnh trái tuyến
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn về thời hạn sử dụng của giấy chuyển tuyến không do nơi KCB ban đầu cấp; chúng tôi xin trả lời cho bác như sau:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP:
“Điều 15. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
5. Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh, người tham gia bảo hiểm y tế phải xuất trình hồ sơ chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giấy chuyển tuyến theo Mẫu số 6 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 nhưng đợt điều trị chưa kết thúc thì được sử dụng giấy chuyển tuyến đó đến hết đợt điều trị.
Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu số 5 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.”
Như vậy, quy định của pháp luật hiện hành không có quy định về thời hạn sử dụng của giấy chuyển tuyến như quy định tại điểm c khoản 1 Điều 12 Thông tư số 40/2015/TT-BYT ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ Y tế quy định đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (bị bãi bỏ bởi Điểm đ Khoản 2 Điều 41 Nghị định 146/2018/NĐ-CP)
Tuy nhiên theo Mẫu số 6 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì thời hạn sử dụng của giấy chuyển tuyến sẽ được cơ sở chuyển tuyến xác định trực tiếp trên giấy chuyển tuyến. Do đó, bạn có thể kiểm tra thời hạn trên giấy chuyển tuyến để xác định giá trị sử dụng của giấy.
Tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Trên đây là bài viết về vấn đề thời hạn sử dụng của giấy chuyển tuyến không do nơi KCB ban đầu cấp. Bạn vui lòng tham khảo thêm tại bài viết sau để biết thủ tục khám chữa bệnh khi có giấy hẹn tái khám của bác sỹ:
Người tham gia BHYT được hưởng mức trái tuyến khi không có giấy chuyển tuyến
Có giấy hẹn tái khám có cần xin lại giấy chuyển viện?
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc về giấy chuyển tuyến không do nơi KCB ban đầu cấp; vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Thời điểm được chi trả trợ cấp thất nghiệp vào hàng tháng sau khi nộp hồ sơ
- Có được nhận tiền ốm đau khi đóng BHXH tự nguyện mà có giấy ra viện không?
- Mua thuốc bên ngoài có được bảo hiểm y tế chi trả?
- Thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội của người lao động bị mất
- Bảo lưu thời gian đóng thất nghiệp khi đi xuất khẩu lao động