19006172

Thông báo tìm kiếm việc làm tháng đầu tiên quy định thế nào?

Thông báo tìm kiếm việc làm tháng đầu tiên quy định thế nào?

Thông báo tìm kiếm việc làm tháng đầu tiên quy định thế nào? Cho em hỏi tháng thất nghiệp đầu tiên có phải thông báo việc làm không ạ? Những tháng thất nghiệp tiếp theo thì làm sao để mình biết khi nào phải lên thông báo ạ? Nếu em tìm được việc làm mới thì có cần thông báo không? Nếu em không thông báo thì có sao không ạ? mong sớm giải đáp giúp em! Em cám ơn nhiều!



Thông báo tìm kiếm việc làm tháng đầu tiên

Tư vấn Bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, thông báo tìm kiếm việc làm tháng đầu tiên

Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 10 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH về thông báo tìm kiếm việc làm tháng đầu tiên:

“Điều 10. Thông báo về việc tìm kiếm việc làm theo quy định tại Điều 52 Luật Việc làm

4. a) Ngày của tháng thứ nhất hưởng trợ cấp thất nghiệp là ngày nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp theo phiếu hẹn trả kết quả.”

Theo đó, ngày của tháng thứ nhất hưởng trợ cấp thất nghiệp là ngày nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp theo phiếu hẹn trả kết quả. Vì vậy, ngày thông báo tìm kiếm việc làm của tháng thứ nhất là ngày nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Thứ hai, làm sao để biết khi nào phải lên thông báo?

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH về thông báo tìm kiếm việc làm:

“4. Ngày người lao động thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm được ghi cụ thể trong phụ lục quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.”

Vậy, ngày người lao động thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm được ghi cụ thể trong phụ lục quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động. Do đó, phụ lục quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ ghi cụ thể thời gian thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng cho bạn.

Thứ ba, tìm được việc làm mới có cần thông báo?

Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 21 Nghị định 28/2015/NĐ-CP về thông báo tìm kiếm việc làm khi có việc làm mới:

b) Có việc làm

– Người lao động thông báo đã có việc làm cho trung tâm dịch vụ việc làm theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày ghi trong thông báo có việc làm của người lao động.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các Điểm b, c, d, g và h Khoản 1 Điều này, người lao động phải thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định và kèm theo giấy tờ có liên quan đến việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp (bản chụp), trường hợp gửi theo đường bưu điện thì tính theo ngày ghi trên dấu bưu điện.”

Như vậy, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày bạn có việc làm thì phải thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu và kèm theo giấy tờ có liên quan (trong trường hợp này là hợp đồng lao động hoặc hợp đồng lao động); nếu gửi theo đường bưu điện thì tính theo ngày ghi trên dấu bưu điện.

Thứ tư, không thông báo về việc tìm kiếm việc làm

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Nghị định 28/2020/NĐ-CP về vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng cế độ bảo hiểm thất nghiệp: 

“Điều 39. Vi phạm quy định về lập h sơ đ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người lao động có một trong các hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp sau đây:

c) Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không thông báo theo quy định với Trung tâm dịch vụ việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: tìm được việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hưởng lương hưu hằng tháng; ra nước ngoài để định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.”

Theo quy định trên thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu không thông báo tình hình tìm kiếm việc làm theo quy định cho trung tâm dịch vụ việc làm khi tìm được việc làm mới.

Trên đây là toàn bộ giải đáp của chúng tôi về vấn đề Thông báo tìm kiếm việc làm tháng đầu tiên quy định thế nào?

Mọi thắc mắc liên quan đến Thông báo tìm kiếm việc làm tháng đầu tiên, bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn bảo hiểm thất nghiệp online: 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

->Khi nào được miễn thông báo tình hình tìm kiếm việc làm?

luatannam