Nội dung câu hỏi:
Thủ tục cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người khuyết tật đặc biệt nặng? Con tôi sinh năm 1959 bị liệt cả hai chân, Hội đồng y khoa Quyết định xác định tỷ lệ mất sức lao động là 81%, là người khuyết tật đặc biệt nặng. Tôi được biết tại Nghị định 28/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật người khuyết tật năm 2010; Nghị định 136/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội với đối tượng bảo trợ xã hội về cấp thẻ bảo hiểm y tế nhưng từ đó đến nay con tôi chưa được hưởng. Tôi muốn hỏi như sau:
1. Đối với trường hợp là người khuyết tật đặc biệt nặng có được cấp thẻ Bảo hiểm y tế miễn phí không?
2. Nếu được cấp thẻ BHYT thì đơn vị nào sẽ là đơn vị cấp thẻ và thủ tục để được cấp thẻ phải làm những gì?
3. UBND Phường Quyết thắng cấp thẻ XÁC NHẬN NGƯỜI KHUYẾT TẬT cho con tôi nhưng lại bỏ trống: Mức độ khuyết tật có đúng không?
4. Tôi xin cấp lại thẻ XÁC NHẬN KHUYẾT TẬT về mức độ sức khỏe mất 81% theo giám định y khoa giấy giới thiệu số 23 ngày 18/02/2005 của Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn la thì cần phải thế nào?
- Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với người khuyết tật
- Bảo hiểm y tế cho người khuyết tật và mức hưởng
- Người khuyết tật có được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn: Thủ tục cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người khuyết tật đặc biệt nặng, chúng tôi xin trả lời bạn như sau:
Việc cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người khuyết tật
Căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 44 Luật người khuyết tật 2010:
“Điều 44. Trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng
1. Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:
a) Người khuyết tật đặc biệt nặng, trừ trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật này;”
Căn cứ theo quy định tại Khoản 8 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP:
“8. Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật về người cao tuổi, người khuyết tật, đối tượng bảo trợ xã hội.”
Như vậy, người khuyết tật đặc biệt nặng thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đóng theo diện người được hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng.
Trách nhiệm lập danh sách đối tượng bảo trợ xã hội
Căn cứ quy định tại Khoản 5 Điều 11 Nghị định 146/2018/NĐ-CP:
“Điều 11. Lập danh sách cấp thẻ bảo hiểm y tế của một số đối tượng
5. Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm lập danh sách đối tượng quy định tại Điều 2; các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 16 và 17 Điều 3; khoản 1, 2 và 4 Điều 4 và Điều 5 Nghị định này.
6. Danh sách đối tượng tham gia bảo hiểm y tế được lập theo Mẫu số 2 và Mẫu số 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.”
Như vậy, UBND cấp xã có trách nhiệm lập danh sách tham gia BHYT gửi cơ quan BHXH cấp huyện để cấp thẻ BHYT cho đối tượng người được trợ cấp xã hội hàng tháng. Do đó, bạn cần liên hệ với UBND phường nơi cư trú để được hướng dẫn cụ thể.
Giấy xác nhận khuyết tật có nội dung gì
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH:
“Điều 7. Giấy xác nhận khuyết tật
1. Giấy xác nhận khuyết tật phải bảo đảm đầy đủ các nội dung cơ bản quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật người khuyết tật.”
Theo đó, Khoản 1 Điều 19 Luật người khuyết tật 2010 quy định:
“Điều 19. Giấy xác nhận khuyết tật
1. Giấy xác nhận khuyết tật có các nội dung cơ bản sau đây:
a) Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính của người khuyết tật;
b) Địa chỉ nơi cư trú của người khuyết tật;
c) Dạng khuyết tật;
d) Mức độ khuyết tật.”
Như vậy, giấy xác nhận khuyết tật phải đảm bảo có nội dung về mức độ khuyết tật. Trường hợp giấy xác nhận khuyết tật của con bạn không có nội dung này là không đúng quy định pháp luật.
Cấp đổi lại Giấy chứng nhận khuyết tật
Căn cứ quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH:
Tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
“Điều 9. Thủ tục và trình tự cấp đổi, cấp lại, thu hồi Giấy xác nhận khuyết tật
1. Khi có nhu cầu đổi hoặc cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật thì người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật làm đơn theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người khuyết tật cư trú.
Ủy ban nhân dân cấp xã cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật đồng thời thu hồi lại Giấy xác nhận khuyết tật cũ.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ hồ sơ đang lưu giữ quyết định cấp đổi hoặc cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật.
Đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm c, Khoản 2 Điều 8 Thông tư này thì thực hiện theo quy định tại Điều 5 và Điều 6 Thông tư này.”
Như vậy, bạn cần làm đơn theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH gửi Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi con bạn cư trú để được cấp mới giấy xác nhận khuyết tật.
Trên đây là bài viết về vấn đề Thủ tục cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người khuyết tật đặc biệt nặng? Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Bảo hiểm y tế cho người khuyết tật và mức hưởng
Những chi phí khám chữa bệnh được bảo hiểm y tế chi trả
Trên đây là quy định của pháp luật về: Thủ tục cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người khuyết tật đặc biệt nặng. Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ. Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.