Thủ tục để hưởng quyền lợi tham gia BHYT 5 năm liên tục
Tôi tham gia BHYT đến 1/9/2020 là đủ 5 năm liên tục, trong năm nay tôi đã phải bỏ số tiền là hơn 13 triệu để khám chữa bệnh rồi thì tôi có được hưởng quyền lợi của 5 năm liên tục không? Tôi cần làm thủ tục để hưởng quyền lợi tham gia BHYT 5 năm liên tục như thế nào?
- Tham gia BHYT 5 năm liên tục có được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh?
- Điều kiện hưởng quyền lợi khi tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục
Dịch vụ tư vấn bảo hiểm y tế qua tổng đài 19006172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, điều kiện để hưởng quyền lợi khi tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục
Theo quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung 2014 như sau:
“1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;”
Như vậy, theo quy định, để được hưởng quyền lợi khi tham gia BHYT đủ 5 năm trở lên thì bạn cần đáp ứng điều kiện sau: Đi khám chữa bệnh đúng tuyến; tham gia BHYT 5 năm liên tục; số tiền cùng chi trả BHYT trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở. Trong trường hợp của bạn, số tiền bạn cùng chi trả KCB trong năm là 13 triệu. Tuy nhiên, cần phải xác định số tiền 13 triệu này có nằm trong phạm vi bảo hiểm y tế hay không. Nếu số tiền cùng chi trả bảo hiểm y tế trong năm vượt quá 8.940.000 thì bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận không đống chi trả trong năm đó.
Thứ hai, thủ tục để hưởng quyền lợi khi tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục
Căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 9 Quyết định 1399/QĐ-BHXH như sau:
“d) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng BHYT (áp dụng tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế) đối với các trường hợp đã có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên tính đến thời điểm đi khám bệnh, chữa bệnh và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở. Người bệnh có trách nhiệm lưu giữ chứng từ thu phần chi phí cùng chi trả làm căn cứ để cơ quan BHXH cấp Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm.”
Bên cạnh đó, căn cứ tại điểm m khoản 2 Điều 3 Quyết định 1399/QĐ-BHXH-2014 quy định:
“m) Cấp Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm cho người tham gia BHYT đã có thời gian tham gia BHYT 05 năm liên tục và số tiền cùng chi trả trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở (trừ các trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến)”.
Như vậy, bạn tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục. Khi số tiền khám chữa bệnh đúng tuyến mà bạn cùng chi trả trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, bạn có trách nhiệm lưu giữ lại chứng từ thu phần chi phí đó làm căn cứ để cơ quan BHXH cấp giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm. Và các lần khám chữa bệnh đúng tuyến tiếp theo trong năm bạn phải xuất trình được giấy chứng nhận không cùng chi trả để để được miễn phần cùng chi trả trong năm.
Nếu còn vướng mắc xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
Mức hưởng BHYT đối với trường hợp đóng 5 năm liên tục đi khám, chữa bệnh ở tuyến tỉnh
Thời gian tính thời điểm 5 năm liên tục của thẻ BHYT có được gián đoạn không?
- Làm mất sổ bảo hiểm xã hội thì cần thực hiện những thủ tục gì?
- Số chứng minh nhân dân thay đổi có phải cấp lại sổ bảo hiểm xã hội?
- Ông nội mất thì chú có được nhận tuất hàng tháng của ông không?
- Có thể nhờ người khác nộp hồ sơ giám định để hưởng lương hưu?
- Thời hạn NSDLĐ thực hiện chốt sổ và trả sổ BHXH cho lao động